Hiệu Quả Từ Nuôi Gà Nòi Chân Vàng

Nhiều hộ dân ở Kiên Giang đang nuôi gà an toàn sinh học, gà thả vườn với giống gà nòi chân vàng mang lại hiệu quả cao. Gà nuôi tăng trọng nhanh, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp, gà thương phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh do thịt săn chắc và thơm ngon.
Ông Trương Quốc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang cho biết, giống gà nòi chân vàng do Trung tâm chọn tạo và cung ứng ra thị trường. Giống gà này có đặc điểm là thân bầu dục, phần ức nở, da màu vàng nghệ, chân màu vàng cam, phần đùi phát triển mạnh. Ngoại hình đẹp, gà trống lông màu đều đỏ - đen, gà mái màu vàng - nâu nhạt, mào đa số là hoa hồng hoặc hạt đậu.
Gà giống được trung tâm nuôi theo quy trình khép kín, ấp nở trứng bằng máy và được tiêm phòng đầy đủ nên gà con khỏe mạnh, có khả năng kháng bệnh cao, thích nghi với mô hình nuôi thả vườn và nuôi tập trung an toàn sinh học.
Ông Nguyễn Văn An, một hộ chuyên nuôi gà thả vườn ở xã Mỹ Lâm, Hòn Đất, Kiên Giang cho biết: “Gà nòi chân vàng có ngoại hình đẹp và thịt thơm ngon nên tiêu thụ ở các chợ rất dễ dàng. Đặc biệt, giống gà này có thể nuôi để bán vào dịp tết (cúng mùng 3) nhờ có chân màu vàng rất đẹp nên người dân rất thích”.
Giống gà này thời gian qua đã được Trung tâm KN-KN Kiên Giang chọn để cung ứng cho các hộ dân thả nuôi theo mô hình an toàn sinh học đạt hiệu quả cao. Theo các hộ dân tham gia mô này hình cho biết, giống gà nòi chân vàng có nhiều ưu thế hơn so với các giống gà công nghiệp hoặc gà nòi truyền thống. Các giống gà công nghiệp nuôi mau lớn nhưng thịt bở, giá bán thấp và khó tiêu thụ. Còn nuôi gà nòi truyền thống thì lại lâu lớn, chu kỳ nuôi dài, thường phải mất từ 8 - 10 tháng mới bán được.
Giống gà nòi chân vàng khắc phục được những nhược điểm trên, gà nuôi đạt năng suất và hiệu quả kinh tế. Nếu được chăm sóc tốt, gà nuôi 16 tuần tuổi con trống đạt trọng lượng trung bình 1,8 kg/con, gà mái 1,5 kg/con, tiêu tốn khoảng 2,8 - 3 kg thức ăn/kg tăng trọng.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.

Những ngày này công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi, nơi buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh đang được thực hiện nghiêm túc, triệt để. Đây là một biện pháp hữu hiệu tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường, ngăn chặn sự phát sinh, bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn GSGC; góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo vệ chăn nuôi.

Tôi gặp Phạm Năng Thành lần đầu khi anh là 1 trong 5 nông dân của tỉnh Hưng Yên về Hà Nội dự Hội nghị biểu dương nông dân điển hình tiên tiến toàn quốc lần thứ IV (tháng 5.2012). “Trong 2 năm đó, vợ chồng em nâng diện tích trồng chuối từ 10ha lên gần 20ha; xây căn biệt thự khang trang và sắm xe hơi...” - Thành chia sẻ trong lần gặp lại tôi mới đây.

Hiện nay, ở khu vực duyên hải miền Trung chưa có tỉnh nào trồng cây Mắc ca. Song, huyện Sơn Tây đã mạnh dạn đưa cây này trồng trên diện tích 6 ha với tổng kinh phí đầu tư gần 1,3 tỷ đồng ở 3 địa phương: Sơn Bua, Sơn Liên và Sơn Long trong tháng 9 này.