Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa

Huyện Trảng Bàng Có 1.300 Lượt Hộ Nông Dân Tham Gia Mô Hình Liên Kết 4 Nhà Trên Cây Lúa
Ngày đăng: 27/11/2014

Sau 4 năm thực hiện mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa ở huyện Trảng Bàng, đã có hơn 1.300 lượt  hộ nông dân tham gia với diện tích gần 2.400 ha. Tập trung chủ yếu ở xã Gia Bình và 3 xã cánh Tây của huyện gồm: Bình Thạnh, Phước Lưu, Phước Chỉ.

Việc triển khai mô hình đã đem lại những kết quả thiết thực, góp phần giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nên nhận được sự đồng thuận cao của nông dân. Lợi nhuận thu được đối với những vùng lúa nằm trong mô hình liên kết 4 nhà cao hơn các vùng không áp dụng mô hình từ 2,6 triệu đồng đến 4,8 triệu đồng 1 ha.

Tuy nhiên, điều nông dân huyện Trảng Bàng tham gia mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa còn băn khoăn là chưa có 1 đơn vị đầu mối thu mua sản phẩm. Doanh nghiệp tham gia vào mối liên kết chỉ dừng lại ở việc cung ứng phân bón.

Theo lãnh đạo Hội Nông dân huyện Trảng Bàng. Trên địa bàn các xã áp dụng mô hình liên kết 4 nhà trên cây lúa cần được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, ở các xã Phước Lưu, Bình Thạnh cần có trạm bơm điện để nông dân chủ động  việc tưới tiêu, thoát nước, đê bao tiểu vùng ấp Phước Giang xã Phước Lưu cũng là 1 nhu cầu của người trồng lúa vùng này.

Để có thể tiến tới xây dựng cánh đồng mẫu lớn, vùng nguyên liệu hàng hóa xuất khẩu theo hướng VietGAP thì việc tổ chức thu hoatch, tồn trữ, bảo quản đến thu mua xuất khẩu lúa phải được triển khai đồng bộ.

Nguồn bài viết: http://ttv11.vn/ViewNews-Huyen_Trang_Bang_co_1300_luot_ho_nong_dan_tham_gia_mo_hinh_lien_ket_4_nha_tren_cay_lua-7856.aspx


Có thể bạn quan tâm

2 Tôm 1 Lúa 2 Tôm 1 Lúa

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

08/09/2014
Ngán Ngẩm Cá Rô Đầu Vuông Ngán Ngẩm Cá Rô Đầu Vuông

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

27/06/2014
Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông (Phú Thọ) Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông (Phú Thọ)

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

08/09/2014
Trồng Khoai Lang Cho Hiệu Quả Gấp 3 Trồng Lúa Trồng Khoai Lang Cho Hiệu Quả Gấp 3 Trồng Lúa

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, những năm gần đây, người dân tỉnh Quảng Bình đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa sang trồng các loại cây màu phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, qua đó, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân.

08/09/2014
Xã Nuôi Bò Lai Xã Nuôi Bò Lai

Trước kia đàn bò ở đây chủ yếu là giống bò cỏ, nuôi chậm lớn nên xuất bán lãi không cao. Từ năm 1995 An Phú đẩy mạnh chương trình sind hóa đàn bò. Đến nay tổng đàn bò của xã trên 2.100 con, trong đó bò lai sind chiếm hơn 85%.

28/06/2014