Huyện Thường Xuân Triển Khai Thực Hiện Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên giới, huyện Thường Xuân đã triển khai thực hiện dự án “xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm” tại Đồn Biên phòng Bát Mọt với 1.000 cá giống nuôi thí điểm.
Để thực hiện thành công dự án, UBND huyện Thường Xuân đã ký hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ thành lập ban quản lý dự án, xây dựng ao nuôi, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và hợp đồng mua con giống, thức ăn với Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.
Cá tầm là loại cá nước lạnh quý hiếm được nhập khẩu từ Liên bang Nga. Đây là loại đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nếu dự án thành công sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân vùng cao biên giới và mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Thường Xuân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131821/Huyen-Thuong-Xuan-trien-khai-thuc-hien-du-an-“xay-dung-mo-hinh-nuoi-ca-tam-thuong-pham”
Có thể bạn quan tâm

Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.

Nhận thấy địa bàn xã Bình Tân đất rộng, nhà thưa, ruộng lúa mênh mông… rất thuận lợi để phát triển đàn bò, năm 2012, anh quyết định đầu tư chuồng trại, mua 5 con bò giống (bò ta) về nuôi. Qua thời gian nuôi, nhận thấy hiệu quả mang lại từ giống bò này không cao do chúng vừa nhỏ con, chậm lớn, thời gian phối giống lại kéo dài (17 - 18 tháng tuổi)… anh đành chấp nhận bán chịu lỗ.

Chăn nuôi heo trên đệm lót sinh học Balasa N01 ở tỉnh đã được nông dân quan tâm và ứng dụng nhiều bởi lợi ích đem lại của nó. Việc sử dụng đệm lót sinh học cho chăn nuôi heo đã góp phần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và hiệu quả tốt đối với môi trường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải. Từ đó làm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn cho sức khỏe con người.