Huyện Thường Xuân Triển Khai Thực Hiện Dự Án Xây Dựng Mô Hình Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên giới, huyện Thường Xuân đã triển khai thực hiện dự án “xây dựng mô hình nuôi cá tầm thương phẩm” tại Đồn Biên phòng Bát Mọt với 1.000 cá giống nuôi thí điểm.
Để thực hiện thành công dự án, UBND huyện Thường Xuân đã ký hợp đồng với Sở Khoa học và Công nghệ thành lập ban quản lý dự án, xây dựng ao nuôi, tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá và hợp đồng mua con giống, thức ăn với Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Dự án có quy mô 450 m3 bể nuôi với 2.000 con giống, thả làm 2 đợt. Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,2 tỷ đồng (gồm mua con giống, thức ăn, thiết bị máy móc, hỗ trợ công nghệ). Dự kiến sau thời gian 1 đến 2 năm nuôi sẽ bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt từ 1,5 đến 2 kg/con.
Cá tầm là loại cá nước lạnh quý hiếm được nhập khẩu từ Liên bang Nga. Đây là loại đặc sản có giá trị kinh tế cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Nếu dự án thành công sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân vùng cao biên giới và mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi trồng thủy sản ở huyện Thường Xuân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131821/Huyen-Thuong-Xuan-trien-khai-thuc-hien-du-an-“xay-dung-mo-hinh-nuoi-ca-tam-thuong-pham”
Related news

Mấy ngày qua, người dân trên địa bàn huyện Đại Lộc tất tả thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân. Trên nhiều cánh đồng dưa hấu, nông dân khẩn trương thu hoạch bán cho thương lái để xuất sang Trung Quốc.

Hiện nay sản phẩm tôm chiếm 65% trên tổng số lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa. Nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm chân trắng nói riêng đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh, đặc biệt là các vùng ven biển, nơi con tôm đang mang lại nguồn thu chủ yếu cho các hộ nuôi trồng.

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.

Với hơn 40 loại rau, năng suất đạt khoảng 20 tấn/ha/vụ, sản lượng gần 600 nghìn tấn/năm, nhưng hiện vẫn thiếu hơn 350 nghìn tấn rau/năm so với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Để không phải nhập rau an toàn từ các địa phương khác đang trở thành mục tiêu phấn đấu của các hợp tác xã, các hộ nông dân trồng rau ở Hà Nội hiện nay.

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.