Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đưa vào triển khai từ năm 2012, với 10 hộ được chọn làm thí điểm ban đầu.
Do mô hình phát huy hiệu quả, nên đã được nhân rộng ra nhiều hộ. Đến nay, toàn huyện đã có 220 hộ sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, chủ yếu là sử dụng cho chăn nuôi lợn và thủy cầm; tập trung nhiều ở các xã: Trường Sơn, Tượng Văn, Vạn Hòa.
Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..

Vụ mùa này, huyện Yên Sơn phấn đấu gieo cấy 5.491ha lúa trong đó trà lúa mùa sớm 355 ha, trà chính vụ 4.670ha và 466 ha trà lúa muộn tập trung tại 9 xã có ruộng dưới cốt nước 25m là: Phúc Ninh, Tứ Quận, Tân Long, Tiến Bộ, Xuân Vân, Thái Bình, Trung Môn, Thắng Quân, Kim Phú..

Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Lúa là cây lương thực hàng đầu, chiếm vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nói chung, đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch sử dụng đất lúa trong thời gian tới là hết sức cần thiết..

Ở xã Sầm Dương (Sơn Dương), ai cũng biết đến ông Trần Ánh Dương, thôn Thái Thịnh là người trồng thanh long nhiều nhất trong xã và là điển hình cho ý chí làm giàu của một cựu chiến binh, thương binh..