Huyện Nông Cống (Thanh Hóa) Có Hơn 200 Hộ Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi
Mô hình sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi được huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đưa vào triển khai từ năm 2012, với 10 hộ được chọn làm thí điểm ban đầu.
Do mô hình phát huy hiệu quả, nên đã được nhân rộng ra nhiều hộ. Đến nay, toàn huyện đã có 220 hộ sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, chủ yếu là sử dụng cho chăn nuôi lợn và thủy cầm; tập trung nhiều ở các xã: Trường Sơn, Tượng Văn, Vạn Hòa.
Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.
Related news
Mướp 7 lá là loại cây trồng không còn xa lạ với người nông dân. Cùng với giá trị kinh tế mang lại, trong những năm trở lại đây ở Vĩnh Phúc, mướp 7 lá đã thay thế cây lúa trở thành cây trồng chủ lực của nhiều địa phương như Kim Long (Tam Dương), Tân Cương (Vĩnh Tường) cho hiệu quả kinh tế cao.
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, năng suất và sản lượng các loại rau trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã sụt giảm so với những tháng trước.
Từ đầu năm đến nay, người trồng rau tại khu vực phía Đông tỉnh Gia Lai phải trải qua hai vụ mùa điêu đứng. Những tưởng cây ớt sẽ đem lại chút hy vọng sau vụ rau, dưa thất bát nhưng thị trường lại một lần nữa chẳng chiều lòng người…
Ngày 26.4, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Bình Định và đại diện của Tổ chức SNV (Hà Lan) đã bàn giao và trình diễn mô hình máy cuốn rơm cho HTXNN Phước Hưng, huyện Tuy Phước.
Sau hơn một năm trồng thử nghiệm 3 ha cây sơn tra, theo đánh giá của Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà (Lào Cai), loài cây này phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, phát triển tốt và có nhiều triển vọng giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo.