Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) Thu Hoạch Gần 3.500 Tấn Tôm Nuôi

Trong năm 2013, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng trên 1.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong hai vụ nuôi I và II. Bà con đã thu hoạch được tổng cộng gần 3.500 tấn tôm xuất khẩu, trong đó có 930 tấn tôm sú, còn lại là tôm thẻ.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, năm 2013, tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ có những thuận lợi cơ bản, dịch bệnh ít, giá tôm thương phẩm tăng cao, người nuôi có lãi khá. Theo tính toán, giá thành 1 kg tôm sú vào khoảng từ 95.000 đ đến 105.000 đ/kg và giá thành 1 kg tôm thẻ dao động từ 55.000 đến 75.000 đ/kg. Trong khi đó, giá tôm thương phẩm tăng cao, bình quân từ 165.000 đ đến 170.000 đ/kg đối với tôm sú (cỡ tôm 40 con/kg) và 80.000 đ đến 120.000 đ/kg đối với tôm thẻ (cỡ tôm 100 con/kg).
Năm 2013, huyện Gò Công Đông ghi nhận trong vụ I có 27,67% tôm giống với số lượng trên 58 triệu con giống thả nuôi bị dịch bệnh. Vụ II năm 2013 tỉ lệ trên giảm mạnh, chỉ còn trên 6,7 triệu con giống bị nhiễm bệnh, chiếm 3,26%. Hiện nay, năng suất tôm sú nuôi theo mô hình công nghiệp tại Gò Công Đông đạt 5,5 tấn/ ha mặt nước, còn tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp đạt 7,5 tấn/ ha mặt nước.
Có thể bạn quan tâm

Sau thu hoạch bí đỏ vụ xuân 2013, nông dân một số xã trồng bí đỏ nhẩm tính, nếu trồng 1 sào bí đỏ cho thu lãi từ 2 - 2,5 triệu đồng, nếu trồng 1 ha sẽ thu lãi từ 55,4 - 69,25 triệu đồng. Với diện tích hàng năm khoảng 1.000ha, bí đỏ đã trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội.

Nông dân ở nhiều tỉnh, đặc biệt là Bến Tre - địa phương có diện tích trồng ca cao nhiều nhất, đã chặt bỏ hàng loạt cây ca cao trồng xen vườn dừa do giá thấp và chuyển qua trồng bưởi da xanh hay chanh, khi cây đang vào giai đoạn cho năng suất cao. Điều đó khiến không ít người thấy vừa tiếc vừa thương nông dân.

Nhiều năm nay, nông dân xã Bình Long (Châu Phú, An Giang) làm giàn thu hoạch phân dơi để tăng thêm thu nhập. Phân dơi là loại phân hữu cơ tốt cho các loại hoa màu, được nông dân sử dụng nhiều trong canh tác rẫy.

Hồ tiêu hiện đang là cây trồng mang lại lợi nhuận “vàng” cho người nông dân. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt loại cây trồng này không chỉ phá vỡ quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk mà còn dễ dẫn đến tình trạng hồ tiêu bị bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Việc sản xuất tiêu bền vững theo tiêu chuẩn Mưa nhiệt đới (Rainforest Alliance – RA) là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm gia tăng vị thế, chuỗi giá trị của hồ tiêu.

Cụ thể, hơn 730ha chè bị nhiễm rầy xanh, tỷ lệ hại trung bình 2,5 - 5% nơi cao 6 - 15%, búp bị hại; 635ha bị hại bởi bọ cánh tơ, tỷ lệ hại trung bình 3,1 - 6,5%, nơi cao 10 - 15% búp bị hại; diện tích chè bị ảnh hưởng bởi bọ xít muỗi là 310, tỷ lệ hại trung bình 1,6 - 3,5%, nơi cao 5 - 12% búp bị hại.