Giống Lúa OM8017 Cho Năng Suất 80tạ/ha
Ngày 27.3, tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình tổ chức hội nghị để đánh giá tiềm năng của giống lúa OM8017. Đây là giống lúa được trồng thử nghiệm đầu tiên của công ty tại tỉnh Bình Định.
Theo Phòng NNPTNT huyện Tuy Phước (Bình Định), vụ Đông Xuân năm 2013-2014, được sự quan tâm của Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình, địa phương đã tổ chức mô hình “Sản xuất thử giống lúa OM8017” cho 4 hộ dân, với diện tích 1ha, tại thôn Khuôn Bình, xã Phước Thắng.
Đây cũng là mô hình sản xuất lúa giống mới chất lượng đầu tiên tại địa phương áp dụng theo chương trình “3 giảm, 3 tăng”. Mật độ lúa giống giảm từ 8kg/sào xuống còn 5kg/sào nhưng năng suất lại tăng cao hơn so với lúa giống bình thường, nông dân thu lợi lớn.
Qua trồng khảo nghiệm 1ha ruộng mô hình với 100kg lúa giống kèm phân bốn, thuốc trừ cỏ…, với tổng chi phí là 15 triệu đồng, thu vào sản lượng 8.060kg/ha, với giá 6.000đồng/kg, như vậy tổng thu nhập 1ha khoảng 48.360.000 đồng, trừ khoảng 15 triệu đồng chi phí, nông dân lãi ròng hơn 32.500.000đồng/ha. So với ruộng đối chứng trồng lúa bình thường, ruộng mô hình này nông dân lãi cao hơn 4 triệu đồng.
Lúa thuần giống MO8017 trĩu hạt được trồng thử nghiệm
Ông Lê Công Hải (64 tuổi, trú thôn Khuôn Bình) trồng thử nghiệm giống lúa MO8017, cho biết: “Nhà tôi có 3 sào lúa, vụ Đông Xuân này được Công ty giống cây trồng Thái Bình hỗ trợ 15kg lúa giống OM8017, qua gieo sạ tôi thấy giống lúa này phát triển tốt hơn so với các giống lúa bình thường.
Giống lúa này chống chịu được sâu bệnh, dễ chăm bón và cho năng suất thu hoạch cao hơn, từ 400kg đến 450kg/sào, tăng hơn giống lúa bình thường khoảng 50kg/sào. Vụ Hè Thu tới tôi tiếp tục chọn giống lúa OM8017 để gieo sạ tại ruộng nhà”.
Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định, cho biết: “Được sự đồng ý của Sở, vụ Đông Xuân 2013-2014, Công ty giống Thái Bình đã đưa trồng thử nghiệm giống lúa MO8017 tại một số xã trên địa bàn tỉnh, trong đó có xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước.
Dù lúc gieo sạ tình hình thời tiết diễn biết phức tạp, đầu vụ xuống giống gặp thời tiết lạnh rét đậm kéo dài, nhưng cây lúa vẫn khỏe, bộ lá đứng giữ được màu xanh, giống cứng cây và có khả năng chống chịu trong điều kiện thời tiết bất lợi, chống chịu sâu bệnh tốt, lúa chín đồng đều, hạt lúa sáng, bông dài, đóng thóc dày.
Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định sẽ có chủ trương đưa giống lúa OM8017 của Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình vào cơ cấu giống được sản xuất tại địa phương để người dân lựa chọn đưa vào sản xuất, có khả năng sản xuất giống lúa MO8017 hai vụ hoặc ba vụ trong năm. Vụ Hè Thu năm nay, Sở NN tỉnh Bình Bịnh tiếp tục chọn giống lúa OM8017 để nông dân trồng”.
Ông Đỗ Văn Lân, Phó Tổng giám đốc Công ty giống cây trồng Thái Bình, cho biết: “Giống lúa MO8017 được Viện lúa ĐBSCL nhượng quyền khai thác kinh doanh cho Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình vào tháng 11.2013.
Giống lúa OM8017 được tuyển chọn từ tổ hợp lai OM5472/Jasmine 85 có khả năng thích nghi trên diện rộng; đặc tính đẻ nhánh khỏe, chịu phèn, bông chùm dài 25-26cm, năng suất cao, kháng sâu bệnh, chống chịu rầy nâu và bệnh vàng lùn khá, kháng bệnh đạo ôn và thối cổ bông trùng bình.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa ngắn hơn từ 95 ngày đến 100 ngày, năng suất từ 80tạ/ha, cho hạt gạo trắng thon dài, có mùi thơm nhẹ…Trong đợt trồng thử nghiệm tại Phước Thắng này, công ty đã hỗ trợ miễn phí giống lúa MO8017 cho nông dân.
Trong thời gian tới nếu nông dân muốn trồng, công ty sẽ hỗ trợ giống, hỗ trợ nhân viên xuống giúp kỹ thuật trồng, phòng chống sâu bệnh. Lúa giống nông dân sản xuất ra, công ty sẽ bao tiêu sản phẩm. Ngoài giống lúa MO8017 ra, Tổng công ty giống cây trồng Thái Bình còn các giống lúa như BC15, TBR-1, TBR36 và TBR45…”.
Có thể bạn quan tâm
Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).
Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.
Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).
Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.
Sau gần 5 năm gắn bó với cây khoai sáp, nhiều hộ nông dân ở xã Cam Hòa (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã tìm được cho mình một loại cây trồng mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên, người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích loại cây này vì đầu ra không ổn định, việc tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thương lái.