Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) Thu Hoạch Gần 3.500 Tấn Tôm Nuôi
Trong năm 2013, huyện Gò Công Đông đã thả nuôi tổng cộng trên 1.000 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng trong hai vụ nuôi I và II. Bà con đã thu hoạch được tổng cộng gần 3.500 tấn tôm xuất khẩu, trong đó có 930 tấn tôm sú, còn lại là tôm thẻ.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông, năm 2013, tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ có những thuận lợi cơ bản, dịch bệnh ít, giá tôm thương phẩm tăng cao, người nuôi có lãi khá. Theo tính toán, giá thành 1 kg tôm sú vào khoảng từ 95.000 đ đến 105.000 đ/kg và giá thành 1 kg tôm thẻ dao động từ 55.000 đến 75.000 đ/kg. Trong khi đó, giá tôm thương phẩm tăng cao, bình quân từ 165.000 đ đến 170.000 đ/kg đối với tôm sú (cỡ tôm 40 con/kg) và 80.000 đ đến 120.000 đ/kg đối với tôm thẻ (cỡ tôm 100 con/kg).
Năm 2013, huyện Gò Công Đông ghi nhận trong vụ I có 27,67% tôm giống với số lượng trên 58 triệu con giống thả nuôi bị dịch bệnh. Vụ II năm 2013 tỉ lệ trên giảm mạnh, chỉ còn trên 6,7 triệu con giống bị nhiễm bệnh, chiếm 3,26%. Hiện nay, năng suất tôm sú nuôi theo mô hình công nghiệp tại Gò Công Đông đạt 5,5 tấn/ ha mặt nước, còn tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp đạt 7,5 tấn/ ha mặt nước.
Related news
Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.
Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.
Tham gia mô hình, nông dân được công ty hỗ trợ hoàn toàn giống lúa nguyên chủng, được hỗ trợ kỹ thuật và công vận chuyển khi thu hoạch về nhà máy. Với năng suất trung bình khoảng 350 - 400 kg/công, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời 4,5 - 5 triệu đồng. Hiện nay, Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam đang tiếp túc mở rộng diện tích của mô hình lúa lai ở xã Long Trị A với diện tích khoảng 50ha trong vụ Đông xuân tiếp theo.