Khoai Tây Đà Lạt Được Mùa, Được Giá

Trung tuần tháng 3, nhà vườn thành phố Đà Lạt và huyện Đơn Dương vào vụ thu hoạch khoai tây. Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh xuống giống trên 400 héc-ta khoai tây, chủ yếu ở Đà Lạt. Địa bàn canh tác khoai nhiều nhất là xã Xuân Thọ (150 héc-ta), tiếp đó là các phường 7, 8 và 11.
Nhờ Trung tâm Nghiên cứu khoai tây và Trung tâm Ứng dụng nông nghiệp TP. Đà Lạt chọn lọc nguồn giống 7 và Lá láng phù hợp thổ nhưỡng để nhân giống cung cấp cho nhà vườn, cộng với thời tiết thuận lợi nên sản lượng khoai năm nay tăng cao.
Ông Nguyễn Quốc Khánh (Thánh Mẫu, P7) cho biết sản lượng trung bình đạt khoảng 4 tấn/sào (trung bình 1 kg/1 gốc), cá biệt có hộ anh Nguyễn Văn Tâm (Đất Mới, P.7) đạt 1,5 kg/gốc. Giá khoai thương phẩm hiện ở mức 14.500 đồng/ ký (khoai hồng), nhiều tiểu thương mua hàng chục tấn khoai dự trữ.
Cùng thời điểm này, nhiều nhà vườn Đà Lạt xuống huyện Đơn Dương mua củ giống F1 (trồng từ cây cấy mô) về cất giữ để canh tác vụ khoai năm sau. Do đó, củ giống khoai F1 ở huyện Đơn Dương từ 18.000 đồng tăng lên 22.000 đồng/ký. Theo nhiều nhà vườn, “khoai đất lạ, mạ đất quen”, nên việc mua củ giống từ Đơn Dương về trồng thấy rõ năng suất đạt cao hơn củ giống F1 trồng tại Đà Lạt.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Dong riềng trồng để lấy củ dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: chế biến tinh bột, miến và các sản phẩm khác. So với một số cây trồng, dong riềng có sức sống mạnh, có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh và chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, có thể trồng ở ruộng sản suất hoặc có tận dụng đất vườn nhà mà vẫn cho năng suất củ.

Dự báo đến năm 2015, Đà Lạt phải phát triển khoảng 2.500ha diện tích khoai tây (năng suất trung bình trên dưới 25 tấn/ha) mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài địa phương.

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.