Huyện Cái Nước (Cà Mau) Có Hơn 680 Ha Tôm Nuôi Công Nghiệp Trái Vụ

Hiện nay đang bước vào mùa mưa, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển; thế nhưng huyện Cái Nước (Cà Mau) lại có hơn 680 ha tôm công nghiệp được bà con nông dân thả nuôi theo hình thức trái vụ.
Bà con nông dân cho biết: Tuy nuôi tôm trái vụ luôn tiềm ẩn rủi ro, do các yếu tố môi trường thường xuyên biến động, làm cho tôm nuôi chậm lớn dẫn đến chi phí tăng cao; nhưng bù lại tôm bán được với giá cao, tranh thủ nuôi được nhiều vụ trong năm, nên hiện nay mô hình nuôi tôm công nghiệp trái vụ đang được bà con nông dân nghiên cứu áp dụng.
Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.

Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.

Gần đây, nhiều vườn hồ tiêu trên địa bàn Quảng Trị bị chết hàng loạt, thiệt hại lớn về kinh tế và gây tâm lý lo lắng cho người dân.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng vừa hoàn thiện và chuyển giao “quy trình sản xuất cà rốt đẹp” cho nông dân các khu vực chuyên canh cà rốt như Trại Mát, Xuân Thọ (Đà Lạt) với tổng diện tích gieo trồng khoảng 2.000 ha/năm.