Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi nào cho thủy sản Hà Nội

Hướng đi nào cho thủy sản Hà Nội
Ngày đăng: 17/09/2015

Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) TP Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020 đã đi được chặng đường 5 năm.

Chưa phát huy hiệu quả 

Khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều vùng NTTS như Ứng Hòa, Thanh Oai, Ba Vì... có truyền thống thâm canh tốt. Hơn nữa, chương trình dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được TP quyết liệt chỉ đạo nhằm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Sau 5 năm triển khai Chương trình phát triển NTTS TP Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015

Trên địa bàn TP đã bước đầu phát triển được một số vùng NTTS tập trung có quy mô lớn tại các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, Thanh Trì... Nếu như năm 2009, năng suất NTTS bình quân từ 3 - 4 tấn/ha thì đến nay đã tăng lên 6 - 8 tấn/ha.

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên.

Những tưởng các thế mạnh sẽ tạo đà cho sự phát triển của ngành thủy sản Thủ đô, song kết quả thực hiện cho đến nay lại chưa đạt được như kỳ vọng. Quy mô của các mô hình NTTS còn nhỏ, thiếu bền vững và chưa có nhiều vùng sản xuất theo hướng VietGAP.

Ông Chu Văn Hồng - Chủ tịch HĐQT HTX Thủy sản Đồng Tâm, xã Phú Đông, huyện Ba Vì chia sẻ, toàn HTX có 55ha diện tích NTTS, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 700 tấn cá. Tuy nhiên, khó khăn mà HTX đang phải đương đầu chính là thiếu nguồn giống chất lượng, nhiều khi phải nhập giống trôi nổi ngoài thị trường. Hơn nữa, đầu ra cho sản phẩm cũng chưa ổn định.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, việc sản xuất giống thủy sản của TP chủ yếu là giống truyền thống và mới đáp ứng 80 - 85% nhu cầu, còn lại nguồn giống chất lượng cao chủ yếu được nhập nên thiếu sự chủ động. Một số đối tượng thủy sản nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nuôi thả.

Đáng chú ý, theo chương trình, có 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng NTTS tập trung các huyện đã được phê duyệt nhưng chỉ mới triển khai được một dự án tại xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa.

Thiếu đồng bộ

So với các lĩnh vực khác, thủy sản là một trong những lĩnh vực thực sự thiếu dấu ấn trong ngành nông nghiệp Thủ đô. Ngoài một số mô hình nhỏ thí điểm nuôi cá tầm, cá lồng bè ở Ba Vì hay thủy sản đặc sản ở một số địa phương khác, đa số các hộ dân NTTS vẫn nuôi thả theo phương thức truyền thống.

Với tổng diện tích mặt nước có khả năng NTTS là 20.900ha, trong đó diện tích nuôi trồng hàng năm trên 16.000ha, với gần 18.500 hộ dân tham gia sản xuất, sản lượng thủy sản tại chỗ mới đáp ứng khoảng hơn 60% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn TP. Đây là một lỗ hổng cần được lấp đầy trong thời gian tới.

Lý giải về thực trạng này, ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, những năm qua, các dự án của Sở KH&ĐT thẩm định trình TP phê duyệt chủ yếu là đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Do đó, các huyện chỉ tập trung lập dự án đầu tư hạ tầng, "bỏ quên" các dự án về quản lý, sản xuất dẫn tới tình trạng thiếu đồng bộ, dù dự án có hoàn thành đi vào hoạt động nhưng hiệu quả sản xuất không cao.

Ngoài ra, việc phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản cũng chưa đồng bộ, thiếu cơ sở chế biến, chợ đầu mối và chất lượng thủy sản tại các vùng nuôi chưa được giám sát, kiểm tra thường xuyên.

Theo ông Tạ Văn Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, để phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có, ngành thủy sản cần tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển NTTS một cách đồng bộ, hiện đại.

Trong đó, xây dựng mô hình NTTS thâm canh ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn với hình thành, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung diện tích từ vài chục héc ta trở lên. Ông Sơn cho rằng, cần khuyến khích các DN tham gia đầu tư chế biến, bảo quản, tiêu thụ thủy sản nước ngọt tại Hà Nội. Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm dịch con giống lưu thông trên địa bàn TP để loại trừ những đàn giống mang mầm bệnh và chất lượng kém.


Có thể bạn quan tâm

Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

21/11/2012
Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

21/11/2012
Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.

26/11/2012
Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn) Hội Thảo Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Tại Xã Yến Dương (Bắc Kạn)

Ngày 23/11, Ban thực hiện Dự án 3PAD thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo mô hình nuôi cá rô phi đơn tính tại xã Yến Dương (Ba Bể).

27/11/2012
Chôm Chôm VietGap Được Xuất Khẩu Đi Nhiều Nước Ở Bến Tre Chôm Chôm VietGap Được Xuất Khẩu Đi Nhiều Nước Ở Bến Tre

Tổ hợp tác sản xuất chôm chôm VietGAP Tiên Phú, xã Tiên Long (Châu Thành - Bến Tre) đã ký hợp đồng trong tháng 12-2012 xuất sang Hoa Kỳ 20 tấn chôm chôm rong riêng và chôm chôm đường.

28/11/2012