Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng đi nào cho thủy sản Hà Nội

Hướng đi nào cho thủy sản Hà Nội
Publish date: Thursday. September 17th, 2015

Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) TP Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020 đã đi được chặng đường 5 năm.

Chưa phát huy hiệu quả 

Khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều vùng NTTS như Ứng Hòa, Thanh Oai, Ba Vì... có truyền thống thâm canh tốt. Hơn nữa, chương trình dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được TP quyết liệt chỉ đạo nhằm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Sau 5 năm triển khai Chương trình phát triển NTTS TP Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015

Trên địa bàn TP đã bước đầu phát triển được một số vùng NTTS tập trung có quy mô lớn tại các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, Thanh Trì... Nếu như năm 2009, năng suất NTTS bình quân từ 3 - 4 tấn/ha thì đến nay đã tăng lên 6 - 8 tấn/ha.

Mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên.

Những tưởng các thế mạnh sẽ tạo đà cho sự phát triển của ngành thủy sản Thủ đô, song kết quả thực hiện cho đến nay lại chưa đạt được như kỳ vọng. Quy mô của các mô hình NTTS còn nhỏ, thiếu bền vững và chưa có nhiều vùng sản xuất theo hướng VietGAP.

Ông Chu Văn Hồng - Chủ tịch HĐQT HTX Thủy sản Đồng Tâm, xã Phú Đông, huyện Ba Vì chia sẻ, toàn HTX có 55ha diện tích NTTS, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 700 tấn cá. Tuy nhiên, khó khăn mà HTX đang phải đương đầu chính là thiếu nguồn giống chất lượng, nhiều khi phải nhập giống trôi nổi ngoài thị trường. Hơn nữa, đầu ra cho sản phẩm cũng chưa ổn định.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, việc sản xuất giống thủy sản của TP chủ yếu là giống truyền thống và mới đáp ứng 80 - 85% nhu cầu, còn lại nguồn giống chất lượng cao chủ yếu được nhập nên thiếu sự chủ động. Một số đối tượng thủy sản nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nuôi thả.

Đáng chú ý, theo chương trình, có 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng NTTS tập trung các huyện đã được phê duyệt nhưng chỉ mới triển khai được một dự án tại xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa.

Thiếu đồng bộ

So với các lĩnh vực khác, thủy sản là một trong những lĩnh vực thực sự thiếu dấu ấn trong ngành nông nghiệp Thủ đô. Ngoài một số mô hình nhỏ thí điểm nuôi cá tầm, cá lồng bè ở Ba Vì hay thủy sản đặc sản ở một số địa phương khác, đa số các hộ dân NTTS vẫn nuôi thả theo phương thức truyền thống.

Với tổng diện tích mặt nước có khả năng NTTS là 20.900ha, trong đó diện tích nuôi trồng hàng năm trên 16.000ha, với gần 18.500 hộ dân tham gia sản xuất, sản lượng thủy sản tại chỗ mới đáp ứng khoảng hơn 60% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn TP. Đây là một lỗ hổng cần được lấp đầy trong thời gian tới.

Lý giải về thực trạng này, ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, những năm qua, các dự án của Sở KH&ĐT thẩm định trình TP phê duyệt chủ yếu là đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Do đó, các huyện chỉ tập trung lập dự án đầu tư hạ tầng, "bỏ quên" các dự án về quản lý, sản xuất dẫn tới tình trạng thiếu đồng bộ, dù dự án có hoàn thành đi vào hoạt động nhưng hiệu quả sản xuất không cao.

Ngoài ra, việc phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản cũng chưa đồng bộ, thiếu cơ sở chế biến, chợ đầu mối và chất lượng thủy sản tại các vùng nuôi chưa được giám sát, kiểm tra thường xuyên.

Theo ông Tạ Văn Sơn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, để phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có, ngành thủy sản cần tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển NTTS một cách đồng bộ, hiện đại.

Trong đó, xây dựng mô hình NTTS thâm canh ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn với hình thành, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung diện tích từ vài chục héc ta trở lên. Ông Sơn cho rằng, cần khuyến khích các DN tham gia đầu tư chế biến, bảo quản, tiêu thụ thủy sản nước ngọt tại Hà Nội. Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm dịch con giống lưu thông trên địa bàn TP để loại trừ những đàn giống mang mầm bệnh và chất lượng kém.


Related news

Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Nuôi Trồng Thủy Sản Theo Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản thương phẩm (QCVN 01 - 80: 2011/BNNPTNT), cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản giống (QCVN 01 - 81: 2011/BNNPTNT).

Saturday. November 23rd, 2013
Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè Phòng Bệnh Tổng Hợp Cho Thủy Sản Nuôi Trong Mùa Hè

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Saturday. November 23rd, 2013
Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Saturday. November 23rd, 2013
Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi Cơ Hội Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Cá Sặt Bổi

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Sunday. November 24th, 2013
Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm Ăn Cơm Đứng Nuôi Hàu, Nuôi Tôm

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Sunday. November 24th, 2013