Chuối Đắng
Nhiều hộ Đại Lộc (Quảng Nam) cay đắng nhìn ruộng chuối nhà mình tả tơi, mất trắng chỉ trong thoáng chốc khi bão số 11 ập đến.
Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.
Thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào cây chuối, thế nhưng, đám ruộng rộng 4 sào của bà Dương Thị Ra (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) đã tan hoang sau bão. Một mình nuôi 5 đứa con ăn học, hai đứa con gái lớn đã yên bề gia thất, người con trai đầu ra trường 2 năm qua nhưng mới xin được dạy thỉnh giảng tại trường THPT Lương Thúc Kỳ, lương ba cọc ba đồng. Kiếm được chút đỉnh nhờ vào dạy kèm, nó cũng sốt sắt phụ mẹ nuôi đứa em trai thứ đang học đại học tại TP.Hồ Chí Minh và em gái út đang học ở Đà Nẵng. Bão dữ lướt qua, lũ lụt kéo đến vùi dập ruộng chuối. Bây giờ, bà phải ra chặt được buồng có quả già, hoặc trái đang sắp sửa tròn trịa rửa sạch đem bán gỡ gạc đồng nào hay đồng nấy.
Ở xã Đại Hiệp, gia đình bà Đoàn Thị Loan trú thôn Đông Phú cũng bị hư hại gần 5ha chuối. Đứng trước cảnh tượng bỗng chốc trở thành tay trắng, bà nghe miệng mình đắng ngắt, nước mắt cứ thế tuôn trào. Đang cố gắng bơi thuyền ra vườn đặng cắt những buồng chuối đem bán, ông Phạm Văn Thảo ở khu 1, thị trấn Ái Nghĩa thốt lên: “Chuối chừ ngập trong lũ, có bán cũng chẳng ai mua. Thôi thì đem vô nấu mình ăn, trái non nấu cám cho heo”.
Theo ông Hứa Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ái Nghĩa, bão số 11 đã gây thiệt hại hoàn toàn 163ha chuối của bà con nông dân địa phương. Ước tính mỗi héc ta thu về hơn 20 triệu đồng/lứa, thì họ mất trắng trên 3 tỷ đồng. Nó không những làm hư cây đang trổ buồng mà còn khiến cây con gãy, đổ. Bà con phải chặt bỏ hết rồi trồng lại cây con, hơn 1 năm sau mới có sản phẩm thu hoạch. Trong khi đó, cây chuối là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì thiệt hại do bão gây ra rất lớn.Nhiều hộ Đại Lộc (Quảng Nam) cay đắng nhìn ruộng chuối nhà mình tả tơi, mất trắng chỉ trong thoáng chốc khi bão số 11 ập đến.
Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.
Thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào cây chuối, thế nhưng, đám ruộng rộng 4 sào của bà Dương Thị Ra (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) đã tan hoang sau bão. Một mình nuôi 5 đứa con ăn học, hai đứa con gái lớn đã yên bề gia thất, người con trai đầu ra trường 2 năm qua nhưng mới xin được dạy thỉnh giảng tại trường THPT Lương Thúc Kỳ, lương ba cọc ba đồng. Kiếm được chút đỉnh nhờ vào dạy kèm, nó cũng sốt sắt phụ mẹ nuôi đứa em trai thứ đang học đại học tại TP.Hồ Chí Minh và em gái út đang học ở Đà Nẵng. Bão dữ lướt qua, lũ lụt kéo đến vùi dập ruộng chuối. Bây giờ, bà phải ra chặt được buồng có quả già, hoặc trái đang sắp sửa tròn trịa rửa sạch đem bán gỡ gạc đồng nào hay đồng nấy.
Ở xã Đại Hiệp, gia đình bà Đoàn Thị Loan trú thôn Đông Phú cũng bị hư hại gần 5ha chuối. Đứng trước cảnh tượng bỗng chốc trở thành tay trắng, bà nghe miệng mình đắng ngắt, nước mắt cứ thế tuôn trào. Đang cố gắng bơi thuyền ra vườn đặng cắt những buồng chuối đem bán, ông Phạm Văn Thảo ở khu 1, thị trấn Ái Nghĩa thốt lên: “Chuối chừ ngập trong lũ, có bán cũng chẳng ai mua. Thôi thì đem vô nấu mình ăn, trái non nấu cám cho heo”.
Theo ông Hứa Văn Hùng - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ái Nghĩa, bão số 11 đã gây thiệt hại hoàn toàn 163ha chuối của bà con nông dân địa phương. Ước tính mỗi héc ta thu về hơn 20 triệu đồng/lứa, thì họ mất trắng trên 3 tỷ đồng. Nó không những làm hư cây đang trổ buồng mà còn khiến cây con gãy, đổ. Bà con phải chặt bỏ hết rồi trồng lại cây con, hơn 1 năm sau mới có sản phẩm thu hoạch. Trong khi đó, cây chuối là nguồn thu nhập chính của phần lớn người nông dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì thiệt hại do bão gây ra rất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, nhiều người dân ở huyện Tuy An (Phú Yên) đổ xô đến cánh đồng phường 8 (TP Tuy Hòa) cắt gốc rạ về nuôi trâu bò. Còn tại cánh đồng xã An Định (huyện Tuy An) người dân quanh vùng đến đây tranh nhau mua rơm khô.
Trái cây Thái Lan đang áp đảo Trung Quốc tại các chợ truyền thống Việt. Kim ngạch nhập khẩu rau củ quả 7 tháng đầu năm từ thị trường này tăng tới 63%.
Trên địa bàn các huyện phía Tây Gia Lai, thời điểm trung tuần tháng 8, bà con nông dân bước vào mùa vụ thu hoạch bắp 2014, cũng là lúc chim két kéo về phá hoại các rẫy bắp. Chim két đậu kín trên diện tích hàng trăm ha bắp, khiến nông dân rất vất vả đối phó.
Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) vừa thông báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản, cho phép thêm một số doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản vào thị trường này.
Nhiều nông dân ở Đức Phú (Tánh Linh) đã và đang lấy cao su làm cây leo để trồng tiêu, chờ ngày mủ cao su được giá trở lại. Việc làm này không chỉ cứu được hàng trăm ha cao su thay vì chặt như một số nơi, còn mở ra một phương pháp xen canh khá hợp lý.