ASC công bố cho tiêu chuẩn cá tra
Chương trình chứng nhận sẽ được Tổ chức Chứng nhận Độc lập Quốc tế (ASI) thực hiện. Việc ra đời của bộ tiêu chuẩn này đánh giá một bước đi quan trọng để ASC đạt được tham vọng trở thành chương trình chứng nhận hàng đầu đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm.
Giám đốc điều hành của ASC – Chris Ninnes cho biết: “Sau khi ra mắt thành công Bộ tiêu chuẩn ASC đối với cá rô phi hồi tháng 3, tôi rất vui khi có thể ra mắt Bộ tiêu chuẩn ASC thứ hai. Điều này cho thấy rằng ASC đang có những bước tiến bộ vượt bậc trong việc hướng đến mục tiêu để trở thành chương trình chứng nhận và dán nhãn hàng đầu thế giới đối với các loài thủy sản nuôi có trách nhiệm. ASC mang cá tra từ các trại nuôi ra thị trường nhưng lại hạn chế được các tác động về môi trường và xã hội. Hiện, chúng tôi đang tập trung vào việc đưa các tiêu chuẩn còn lại ra thị trường trong năm 2012 và tiếp theo sẽ triển khai các tiêu chuẩn cho loài động vật có vỏ”.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị của ASC – Jose Villalon cho biết: “Ngành cá tra phát triển theo cấp số nhân trong thập kỷ qua. Có một bộ tiêu chuẩn cá tra đáng tin cậy và thiết thực của ASC sẽ giúp đảm bảo rằng, những người nuôi tốt hơn sẽ được công nhận, người nuôi sẽ có trách nhiệm hơn với các tác động của môi trường và xã hội, để từ đó giảm thiểu được những tác động tiêu cực này. Tiêu chuẩn này đã được xây dựng trong 3 năm qua với sự đóng góp ý kiến của hơn 600 người. Do đó, bộ tiêu chuẩn này cho thấy, đây là các giải pháp đáng tin cậy nhất trong việc giải quyết các vấn đề xung quanh nuôi cá tra”.
ASC là viết tắt của Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản, một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận. ASC được thành lập vào năm 2009 bởi Qũy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Sáng Kiến Thương Mại Bền Vững Hà Lan (IDH) để quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, đang được xây dựng qua các Đối Thoại Nuôi Trồng Thủy Sản, một chương trình gồm cac hội nghị bàn tròn do WWF khởi xướng và điều phối.
Có thể bạn quan tâm
Với diện tích chỉ 5.000 m2, nhưng anh Nguyễn Thanh Hải ở làng hoa Thái Phiên (Lâm Đồng) thu về hơn một tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng hoa cúc kim cương.
Một giải pháp khác để nông sản Việt có thể vượt qua khó khăn, theo các chuyên gia, chính là nền nông nghiệp trong nước hãy tận dụng tối đa các cơ hội do TPP đưa lại.
Bà Từ Thị Tuyết Nhung– Trưởng Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia sản xuất hữu cơ – Hiệp hội Hữu cơ Việt Nam cho biết, để sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) cần đáp ứng 4 điều kiện chính:
Tích tụ đất núi rừng để lập trang trại, rồi mạnh dạn vay vốn đầu tư, áp dụng phương án sản xuất nông nghiệp hiệu quả... Với cách thức này, nhiều nông dân (ND) miền núi Phú Yên, Bình Định đã trở thành ông chủ đầy nội lực, những tỷ phú “chân giày”…
ới việc sáng tạo máy máy ép bún số 8 điều khiển hoạt động bằng mắt quang học, anh Huỳnh Nguyễn Ngọc Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công, hiệu quả trong công việc.