Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều ghép hiệu quả gấp 3

Điều ghép hiệu quả gấp 3
Ngày đăng: 09/05/2015

Phương pháp hữu ích

Kết quả trên được nhóm chuyên gia do TS. Hoàng Quốc Tuấn, nguyên GĐ Trung tâm Quy hoạch nông nghiệp (Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam) đứng đầu, tiến hành khảo sát và đánh giá tại 3 hộ thực hiện ghép cải tạo vườn tại xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.

Theo ông Tuấn, nhóm các chuyên gia đã có nhiều năm nghiên cứu về điều (từ năm 1980) nhận thấy có trách nhiệm phải làm sáng tỏ các ý kiến của cá nhân và tổ chức còn phân vân về tính bền vững của mô hình ghép cải tạo vườn điều; đồng thời cung cấp những thông tin trung thực trên cơ sở số liệu định lượng thu nhận từ thực tế và rút ra nhận định, đánh giá khách quan về thực trạng mô hình.

Cụ thể, nhóm chuyên gia đã khảo sát tại 3 vườn điều được chủ hộ mua lại của người dân địa phương, vườn điều trồng từ năm 1991 - 1996, đến nay có độ tuổi từ 9 - 15 năm (100% trồng bằng cây thực sinh không nguồn gốc).

Trong 3 vườn này, tổng cộng có 1.007 cây điều đã được ghép chồi từ năm 2001 - 2013. Tại thời điểm khảo sát, chỉ có duy nhất 1 cành (chồi) ghép bị chết trên tổng số 5.035 chồi (chiếm 0,02%).

Thực tế này cho thấy, các lo ngại như cành ghép dễ gãy đổ, sâu đục thân gây hại và mùa vụ năm được năm mất chưa xảy ra và không có căn cứ. Quan sát lớp vỏ vết ghép của tất cả các chồi cũng đã hoàn toàn phủ kín giữ chồi và cành ghép.

Chồi ghép có đường kính từ 10 - 15 cm, khỏe mạnh, hoàn toàn thay thế cành của cây điều cũ. Tại thời điểm tháng 4/2015, các chồi ghép đã ra nhiều hoa và sai quả với hạt to hơn hẳn cành điều cũ.

Khảo sát cũng cho thấy, các chỉ tiêu tài chính - kinh tế sau khi ghép và đầu tư áp dụng kỹ thuật thâm canh mang lại hiệu quả cao hơn so với trước, cụ thể: Năng suất điều đạt trên 3 tấn/ha (gấp 3 lần); Tổng giá trị sản lượng hạt điều bình quân 1 ha đạt trên 81 triệu đồng, gấp 3,24 lần (tăng thêm 56 triệu đồng); Thu nhập bình quân trên 1 ha điều ghép đạt trên 60 triệu đồng, gấp 4,6 lần (tăng thêm 47 triệu đồng/ha).

Đặc biệt, cành (chồi) ghép chỉ cần thời gian sau 18 tháng đã ra hoa kết quả (chỉ bằng1/2 thời gian so với trồng tái canh) và trong suốt thời gian đó nông dân vẫn có thu nhập bởi cành điều cũ vẫn cho thu hoạch.

Nhân rộng

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết, kết quả khảo sát đánh giá đã cho thấy ghép cải tạo vườn điều là một trong các giải pháp phát triển điều bền vững, giúp tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Vì thế, sắp tới Vinacas sẽ chuyển qua giai đoạn 2 chương trình đồng hành cùng nông dân trồng điều (Dự án khuyến nông của Vinacas). Theo đó, sẽ có thêm 80 - 100 mô hình được Vinacas tiến hành hỗ trợ thực hiện ghép cải tạo vườn điều, với kinh phí 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, Vinacas sẽ phối hợp với các địa phương tổ chức các buổi hội thảo, mở thư viện Online, sách hướng dẫn về ghép cải tạo vườn điều để nông dân tiếp cận thông tin, tạo sức lan tỏa nhanh. Đặc biệt, mô hình “Phương pháp ghép chồi cho cây điều” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) ban hành quyết định (số 8717/QĐ-SHTT ngày 6/2/2015) chấp nhận đơn hợp lệ đăng ký sáng chế, làm cơ sở để đưa phương pháp ghép cải tạo vườn điều hữu hiệu này đến với bà con nông dân.

Theo các chuyên gia, ghép cải tạo vườn điều sẽ giúp gia tăng sức cạnh tranh, giảm tình trạng chặt và tăng sản lượng điều trong nước, góp phần thực hiện quy hoạch phát triển vùng điều nguyên liệu (ổn định 300.000 ha); khai thác hiệu quả các cơ sở chế biến, đảm bảo ngành điều phát triển bền vững.

Đặc biệt, cây điều trồng chủ yếu ở vùng sâu, vùng biên giới, là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Khi ghép điều mang lại hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo giữ gìn ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng, thực hiện có kết quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

TS. Hoàng Quốc Tuấn:

Ghép cải tạo vườn điều tuân thủ nguyên tắc tự nguyện của nông hộ trong lựa chọn áp dụng phương pháp ghép và chọn cây mẹ lấy chồi ghép. Hơn nữa, phương pháp ghép điều do lao động chính của nông hộ được huấn luyện, đào tạo thành thạo về kỹ thuật đảm nhận với sự hỗ trợ, giám sát tư vấn của các chuyên gia và Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông.

Quá trình ghép cải tạo không nóng vội, phải tuân thủ đúng các bước chọn vườn điều, cây điều hội đủ các tiêu chí mới tiến hành ghép.

 


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Thanh Long Chủ Động Để Giảm Thiệt Hại Xuất Khẩu Thanh Long Chủ Động Để Giảm Thiệt Hại

Nhằm giảm thiệt hại cho người kinh doanh, Sở Công Thương Bình Thuận vừa phát đi văn bản khẩn, đề nghị các cơ quan hữu quan, các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, thông tin chi tiết tình hình trên cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh nông sản trong tỉnh, nhất là các cơ sở thường xuyên xuất thanh long sang Trung Quốc.

01/04/2014
Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá

Cùng chung số phận với nhiều loại nông sản khác, giá trái thanh long – một loại nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - hiện đã giảm 20 – 40% so với mức giá cách nay khoảng hai tuần.

01/04/2014
Gần 9 Nghìn Tấn Dưa Hấu Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai Gần 9 Nghìn Tấn Dưa Hấu Xuất Khẩu Qua Cửa Khẩu Quốc Tế Lào Cai

Riêng tháng 3 đã có 5.600 tấn dưa hấu được xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai. Giá bán dưa hấu qua cửa khẩu từ 8 đến 10 nghìn đồng/kg, thuế xuất khẩu 0%.

01/04/2014
Ninh Hải (Ninh Thuận) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Táo, Nho Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Ninh Hải (Ninh Thuận) Nhân Rộng Mô Hình Sản Xuất Táo, Nho Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Ngày 28-3, Ban Hỗ trợ kinh doanh nông nghiệp huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) tổ chức hội nghị triển khai nhân rộng mô hình sản xuất táo, nho theo tiêu chuẩn VietGAP. Tham dự có 31 nông hộ thuộc nhóm đồng sở thích trồng táo, nho của xã Nhơn Hải.

01/04/2014
Thanh Long Ruột Đỏ Cầu Gì Cung Nấy Thanh Long Ruột Đỏ Cầu Gì Cung Nấy

“Hơn 80% trái thanh long ruột đỏ đạt chất lượng xuất khẩu”- Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ Nguyễn Văn Thân (ấp Đại Đức, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long - Trà Vinh) nói như khoe “nhu cầu thị trường muốn ăn trái đẹp, tụi tui cùng mày mò, vuốt mấy đợt gai xanh bằng người ta rồi đó”.

01/04/2014