HTX Thủy Sản An Thủy Khai Thác Nghêu Có Hiệu Quả

Năm 2013, Hợp tác xã (HTX) Thủy sản An Thủy (xã An Thủy - Ba Tri - Bến Tre) quản lý và khai thác hiệu quả con nghêu. Tính đến thời điểm này, sản lượng nghêu khai thác được 300 tấn, tổng doanh thu 7,5 tỷ đồng, tăng 4,1 tỷ đồng so với năm 2012.
HTX Thủy sản An Thủy có 4.089 hộ xã viên, quản lý 1.015ha đất bãi biển. HTX đã ăn chia cho xã viên 1 lần, với số tiền 300.000 đồng/hộ xã viên, lần thứ 2 được chia vào dịp cận Tết Nguyên đán năm 2014, với số tiền 200.000 đồng/hộ xã viên. Có 600 lao động là xã viên, được chia thành 6 tổ luân phiên tham gia khai thác nghêu, nhận được tổng số tiền công lao động hơn 1,793 tỷ đồng.
HTX đã vận động ngân hàng hỗ trợ 75 triệu đồng và HTX hỗ trợ 17 triệu đồng để giúp xã viên có hoàn cảnh khó khăn giải quyết bức xúc về nhà ở. Xã viên nghèo nhà có đám tang được hỗ trợ 1 triệu đồng/trường hợp, bị bệnh được hỗ trợ từ 200.000 đồng trở lên.
Theo ông Nguyễn Văn Nhỏ - Phó Chủ nhiệm HTX Thủy sản An Thủy, năm 2013, thời tiết diễn biến thất thường nhưng nhìn chung vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của con nghêu. Nghêu thịt bán được giá cao, từ 20.000-33.500 đồng/kg.
Xã viên nhận thức sự cần thiết phải gìn giữ, bảo vệ và khai thác tài nguyên thiên nhiên con nghêu hợp lý để đảm bảo duy trì lâu dài. Ban Quản trị HTX thay phiên trực ở sân nghêu để cùng lực lượng bảo vệ tuần tra. HTX xây dựng kế hoạch phối hợp với 3 đơn vị: Công an huyện, Quân sự huyện và Đồn biên phòng Hàm Luông trong công tác bảo vệ con nghêu. Từ đó, HTX đã ngăn chặn kịp thời hơn 10 lần kẻ trộm đột nhập trộm nghêu.
Hiện nghêu giống xuất hiện trên sân nghêu với mật độ dày đặc. Có khoảng 50 tấn nghêu giống sinh sản tập trung trên diện tích 50ha. HTX đã thuê lao động can nghêu lần thứ nhất khoảng 15 tấn đến những nơi có mật độ nghêu sinh sản thưa.
Related news

Những năm qua, công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành huyện Thuận Nam quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm đáng kể, góp phần tích cực trong việc cải thiện đời sống nhân dân.

Ít ai ngờ dưới chân núi Cà Đú nắng tháng tư khô khốc là những vườn nho đang mùa cho trái ngọt. Vườn nho tiếp nối vườn nho lá xanh biêng biếc, trái chín treo chật cành. Nông dân địa phương đoàn kết nỗ lực vượt khó vươn lên làm giàu trên vùng đất sỏi bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm, chung tay xây dựng nông thôn mới.

Anh Nguyễn Văn Hùng, 52 tuổi, khu phố 5, thị trấn Tân Sơn (huyện Ninh Sơn) vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ sản xuất nông nghiệp.

Là một trong những xã nghèo nhất của huyện miền núi Bác Ái, Phước Thành đang tìm kiếm và áp dụng nhiều mô hình kinh tế mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm giúp nhân dân từng bước thoát nghèo, cải thiện cuộc sống.

Anh Nguyễn Hữu Thành 47 tuổi là nông dân đầu tiên ở thôn Tân Hiệp (Hòa Sơn, Ninh Sơn) ứng dụng máy làm cỏ mía niên vụ 2013- 2014. Máy làm cỏ mía trị giá 28 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ theo chương trình cơ giới hóa đồng ruộng. Trong đó, gia đình anh Thành đóng góp 8 triệu đồng.