Hơn 7.600ha Nuôi Tôm Thâm Canh - Bán Thâm Canh
Toàn tỉnh Bạc Liêu có 18/34 xã, phường, thị trấn thực hiện khai báo thả giống và thiệt hại trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC).
Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh có 7.683,64ha tôm nuôi TC-BTC (tôm sú 5.452,85ha, tôm thẻ chân trắng 2.230,79ha). Trong đó, TP. Bạc Liêu 2.622,73ha, huyện Vĩnh Lợi 1.624,35 ha; huyện Hòa Bình 3.375,47ha; huyện Giá Rai 58,49ha, và Đông Hải 2,6ha. Hiện, có hơn 4.800ha tôm nuôi TC-BTC bị thiệt hại. Hầu hết mức độ tôm nuôi TC-BTC thiệt hại trên 70%.
Ngành chức năng đã cấp 57 mã số vùng nuôi cho 354/561ha ao nuôi tôm. Việc cấp mã số vùng nhằm giúp nông dân dễ dàng truy nguyên nguồn gốc trong xuất khẩu thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.
Hiện các thành viên hợp tác xã đã thống nhất phương án thu mua bưởi giá cao hơn thị trường, đồng thời chủ động ký kết với xã viên từ khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm nhằm ổn định nguồn hang.
Nguồn cá dồi dào, nên giá tại các chợ giảm mạnh. Chị Vân cho biết: Tại chợ An Châu, cá bông lau nguyên con giảm từ 250 ngàn/kg xuống còn 160 ngàn đồng/kg so thời điểm Tết Nguyên đán. Các loại cá khác có giá dao động từ 100-120 ngàn đồng/kg. Riêng tôm càng xanh có giá khoảng 300-420 ngàn đồng/kg, giảm 20-30 ngàn đồng/kg.
Theo kế hoạch, năm 2014 tỉnh Ninh Bình phấn đấu nuôi trồng trên 11 nghìn ha thuỷ sản. Để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, ngay từ đầu năm, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất lúa và cây màu vụ đông xuân, bà con nông dân trong tỉnh đang tích cực cải tạo ao, đầm, lấy nước và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết khác cho vụ sản xuất mới.
Từ năm 1990 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 2, còn sản lượng tăng hơn 3 lần. Đây sẽ là mục tiêu được ngành Thuỷ sản ưu tiên phát triển trong thời gian tới.