Hơn 40 Vùng Nuôi Thủy Sản Đạt Chứng Chỉ ASC

Theo Hiệp hội Chế biến XK thủy sản Việt Nam (Vasep), tính đến thời điểm hiện nay, dự án thiết lập chuỗi cung ứng bền vững cho cá tra ở Việt Nam (do Qũy Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên Việt Nam-WWF và các DN châu Âu liên kết, tài trợ) đã thu hút được 10 DN sản xuất chế biến thủy hải sản tham gia với 44 vùng nuôi được xác nhận đạt chứng chỉ ASC.
ASC là chứng chỉ cấp quốc tế về nuôi có trách nhiệm, giảm thiểu tối đa tác động xấu lên môi trường, hệ sinh thái, cộng đồng dân cư và đảm bảo tốt các quy định về lao động.
Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Trước tình hình tiêu thụ ngao thương phẩm của tỉnh Thái Bình hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với các địa phương ven biển khảo sát và nắm bắt tình hình nuôi thả, tiêu thụ ngao tại huyện Tiền Hải và Thái Thụy.

Thông tin tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều 4/6 ở Hà Nội cho biết, nước ta đã khống chế thành công dịch bệnh trên gia súc gia cầm.

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.

Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.