Hơn 10.000 Ha Tôm Thẻ Nuôi Tự Phát Ở Vùng Bắc Quốc Lộ 1A

Theo số liệu từ các địa phương, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu hiện đã tăng lên hơn 10.000ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân. Tôm thẻ chân trắng được nuôi dưới hình thức bán thâm canh ngay trên đồng đất lâu nay dành cho mô hình tôm (sú) - lúa.
Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, khẳng định từ trước đến nay, tỉnh không quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ ở khu vực này và không đồng tình với cách làm tự phát của nông dân. Hệ quả là nguy cơ phát tán dịch bệnh trên diện rộng và phá vỡ sinh thái vùng.
Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Có thể bạn quan tâm

Triệu Vân từng là xã nghèo của huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nhưng vài năm lại đây, nông dân Triệu Vân vượt qua đói nghèo, nhiều người giàu lên, với lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011.

Khi đặt chân đến thôn Sơn Thượng xã Mai Sơn ( Lục Yên – Yên Bái), đưa mắt lên những quả đồi chúng tôi đã không khỏi choáng ngợp bởi màu xanh bạt ngàn của ngô.

Sở hữu 9 ha cà phê, 3 ha tiêu, 1.300 cây cao su cùng 2 ao cá, mỗi năm thu về hàng tỷ đồng, ông Nguyễn Năng Châu ở làng Bông, thôn Thống Nhất, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai nổi tiếng trong vùng là một đại gia nông nghiệp.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghề ngư nghiệp, ngay từ nhỏ, ông Đậu Như Danh (Thôn Hồng Thái, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã sớm gắn bó với nghề sông nước.