Hơn 10.000 Ha Tôm Thẻ Nuôi Tự Phát Ở Vùng Bắc Quốc Lộ 1A
Theo số liệu từ các địa phương, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu hiện đã tăng lên hơn 10.000ha, tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Giá Rai, Phước Long và Hồng Dân. Tôm thẻ chân trắng được nuôi dưới hình thức bán thâm canh ngay trên đồng đất lâu nay dành cho mô hình tôm (sú) - lúa.
Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, khẳng định từ trước đến nay, tỉnh không quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ ở khu vực này và không đồng tình với cách làm tự phát của nông dân. Hệ quả là nguy cơ phát tán dịch bệnh trên diện rộng và phá vỡ sinh thái vùng.
Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Related news
Ngày 19.12, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) Nguyễn Quốc Cường đi thăm một số mô hình sản xuất của ND huyện Nga Sơn, Thanh Hoá.
Tại cuộc hội thảo cho người chăn nuôi trên địa bàn Hải Phòng, cán bộ kỹ thuật Công ty VIC đã chia sẻ rất cụ thể về các dòng sản phẩm thức ăn dành cho từng loại gà của Công ty VIC. Vì vậy, người nuôi có thể lựa chọn sản phẩm theo xu hướng nuôi của mình.
Vụ cá Bắc vừa qua (từ tháng 10 năm 2013 đến hết tháng 3 năm 2014), ngư dân tỉnh Thanh Hoá đã kiên trì bám biển dài ngày để khai thác hải sản.
Cách đây 4-5 năm, nông dân thường phải đắn đo suy nghĩ giữa việc chọn thả nuôi tôm sú hay tôm thẻ chân trắng (TTCT) trước mỗi vụ tôm mới. Tuy nhiên, do vụ tôm thẻ cuối năm 2013 thắng lớn nên hiện nay TTCT là lựa chọn số 1 của nhiều nông dân ở vùng ĐBSCL.
Xuất khẩu thủy sản, trong đó có tôm, được coi là ngành công nghiệp mũi nhọn ở ĐBSCL. Vậy nhưng bài toán nguồn tôm nguyên liệu phục vụ cho chế biến đến nay vẫn chưa có lời giải. Đến mùa vụ, doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu “khát tôm”, còn nguồn tôm do nông dân sản xuất ra lại thay nhau tuồn ra ngoài?