Hơn 1.700 Tỉ Đồng Cho Người Nuôi Cá Tra
UBND tỉnh An Giang vừa có công văn đề nghị Chính phủ cho phép Ngân hàng Phát triển VN tham gia tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu cá tra.
Như vậy tại tỉnh này sẽ có sáu ngân hàng tham gia gói hỗ trợ 1.720 tỉ đồng cho bảy đơn vị chế biến thủy sản trong tỉnh đăng ký vay vốn trung hạn lãi suất thấp để đầu tư vùng nuôi và xây dựng nhà máy chế biến thức ăn phục vụ nuôi cá tra.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang, đến cuối tháng 8-2012 tổng dư nợ các tổ chức tín dụng cho vay nuôi trồng và chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh là 6.160 tỉ đồng, trong đó nuôi trồng 2.225 tỉ đồng, chế biến 3.935 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Với từng trái cau non được thu mua, thương lái chế biến thành cau khô và bán sang Trung Quốc giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg (gấp 7 lần so với giá cau non).
Là mặt hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của Chính phủ, giá nguyên liệu chế biến đã giảm từ giữa năm 2014, nhưng đến nay giá thức ăn chăn nuôi khi đến tay người chăn nuôi vẫn còn cao.
Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện nay năng suất lúa gạo của chúng ta đã tới hạn, khó có thể tăng được nữa, trong khi thị trường đang có dấu hiệu đổi chiều buộc chúng ta phải tính đến một kế sách và hướng đi mới…
Bà con trồng thanh long lâu năm đã quen với điệp khúc... “đến hẹn lại rớt giá”. Năm 2014, cũng thời điểm tháng 8, thanh long rớt giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thậm chí phải đổ cho bò ăn, nhưng vẫn khan hiếm thanh long đạt chuẩn để xuất khẩu sang thị trường khó tính.
7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu tiêu tăng 1,9% (dù lượng giảm hơn 20%) so với cùng kỳ năm trước nhưng tính tới hết 8 tháng, xuất khẩu tiêu lại có sự đổi thay khi giảm cả lượng lẫn giá trị, với mức giảm lần lượt là giảm 21,7% về khối lượng và giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.