Đẩy Mạnh Xúc Tiến Thương Mại Gà Đồi Yên Thế (Bắc Giang)
Ngày 1-12, tại huyện Yên Thế (Bắc Giang), Sở Công thương Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở Công thương, đơn vị tiêu thụ, kinh doanh gà đồi tại Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh... và hộ chăn nuôi trên địa bàn.
Nghề chăn nuôi gà đồi phát triển mạnh ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện Yên Thế. Toàn huyện có khoảng 12 nghìn hộ chăn nuôi, trong đó nhiều hộ có quy mô đàn từ 1 đến 2 nghìn con/lứa, mỗi năm xuất bán khoảng 4 triệu con, chủ yếu là gà lông. Hiện trên địa bàn có hai cơ sở chế biến gà thương phẩm nhưng số lượng không đáng kể.
Tổng giá trị sản phẩm mang lại mỗi năm hơn 1,5 nghìn tỷ đồng. Qua đó góp phần tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đẩy nhanh xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, nghề chăn nuôi gà ở Yên Thế vẫn chưa thực sự phát triển bền vững do chi phí sản xuất lớn; một số hộ chăn nuôi chưa quan tâm thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ...
Tại hội nghị, ý kiến của các đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, bảo vệ thương hiệu gà đồi Yên Thế. Ngành chức năng cần có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng vi phạm thương hiệu, chất lượng sản phẩm; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho gà đồi Yên Thế xâm nhập các thị trường tiềm năng như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Các đại biểu cũng đề nghị Chính phủ và các bộ ngành Trung ương cần tăng cường chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng gia cầm nhập lậu; chỉ đạo sớm xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển… Đồng thời, các ngành chức năng, địa phương tiếp tục quan tâm giúp đỡ xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ.
Nhân dịp này, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 1 (Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) đã trao giấy chứng nhận VietGAP cho Công ty cổ phần Giang Sơn. UBND huyện Yên Thế cũng trao giấy khen cho 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gà đồi Yên Thế năm 2014.
Có thể bạn quan tâm
Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Những năm qua, nghề câu cá ngừ phát triển đã tạo cho hàng chục ngàn người dân biển 3 tỉnh miền Trung có nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày.
Những năm gần đây, hình ảnh những đàn bồ câu tung bay trắng trời không đơn thuần chỉ là biểu trưng cho nét đẹp yên bình, mà còn minh họa cho mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.
Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.