Hội Thi Bò Cái Lai Zebu Sinh Sản Năm 2014

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.
7 cặp bò mẹ, bê con đạt giải Nhất tại hội thi cấp huyện, thành phố đại diện của 7 huyện, thành phố là Sơn Hà, Tư Nghĩa, Ba Tơ, Mộ Đức, Đức Phổ, Sơn Tịnh và TP. Quảng Ngãi đã về tham dự Hội thi.
Các đội dự thi phải qua 3 phần thi: Các chủ bò giới thiệu tình hình chăn nuôi của gia đình và hiệu quả kinh tế đem lại từ chăn nuôi bò; Kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò, các chủ bò bốc thăm câu hỏi và trả lời về kỹ thuật chăn nuôi bò; ngoại hình, thể chất, trọng lượng, khả năng sinh sản và nuôi bê của bò mẹ.
Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất đồng đội cho đội Tư Nghĩa, giải Nhì cho đội Sơn Hà, giải Ba cho đội Sơn Tịnh; các đội Ba Tơ, TP. Quảng Ngãi và Mộ Đức đạt giải Khuyến khích.
Cặp bò của hộ nuôi Phạm Thị Thu Mẫu ở xã Phổ Nhơn (Đức Phổ) đạt giải Nhất phần thi Ngoại hình, thể chất, trọng lượng, khả năng sinh sản và nuôi bê của bò mẹ. Bê con của hộ nuôi ông Bùi Văn Phô ở xã Đức Lân (Mộ Đức) đạt giải Bê con đẹp Nhất.
Hội thi nhằm khuyến khích, động viên phong trào nuôi bò lai Zebu đạt năng suất, tăng thu nhập cho người nuôi, góp phần gia tăng tỷ lệ bò lai cho tổng đàn bò lai của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.

Chúng tôi về xã Giao Hà (Giao Thủy) đúng lúc người dân đang hối hả, tất bật với việc thu hoạch hoa hòe để… chạy bão. Già, trẻ, gái, trai ai cũng bận rộn “hái hòe”. Đây cũng là thời điểm cây hòe đang cho hoa, nụ nhiều nhất trong năm. Nhiều năm nay, người dân trong xã đã khai thác thế mạnh của đất phù sa sông Hồng để trồng hòe và đinh lăng xuất bán làm dược liệu.