Hội thảo Xây dựng thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho rằng, thành tựu của nông nghiệp Việt Nam sau 3 thập kỷ qua là rất đáng trân trọng và tự hào.
Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, nhiều sản phẩm chiếm thị phần quan trọng trong cơ cấu thị trường toàn cầu như gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, thủy sản…
Tuy nhiên, thực tế đó cũng chỉ ra rằng chúng ta đang phải tổ chức sản xuất, thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế, cạnh tranh theo luật chơi của quá trình hội nhập.
Chúng ta cần thay đổi và thích ứng mạnh mẽ để đứng vững trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam là vấn đề cấp thiết
Việt Nam hiện là đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Với 4,1 triệu ha đất trồng lúa, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 53% diện tích, năm 2014, tổng sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn, xuất khẩu hơn 6,3 triệu tấn gạo, đạt 2,93 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết, hiện nay có nhiều hỗ trợ giúp doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản, trong đó có sản phẩm gạo.
Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho biết, Bộ KH&CN sẽ đồng hành với các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam
Tuy nhiên, theo ông Võ Thành Đô, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT), mặc dù đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong giai đoạn vừa qua nhưng ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức.
Cụ thể, ông Võ Thành Đô cho rằng, sản xuất lúa của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông hộ, quy mô nhỏ, hơn 85% số hộ gia đình có quy mô dưới 0,5ha/hộ. Trong khi đó, hoạt động về tổ chức sản xuất như Hợp tác xã, tổ nhóm, sản xuất theo hợp đồng còn hạn chế, dẫn đến những khó khăn về quản lý chất lượng, hiệu quả sản xuất của người nông dân thấp.
Cơ cấu về giống lúa đa dạng, nhưng thiếu các giống chủ lực, có chất lượng cao để hình thành các sản phẩm mũi nhọn, tiếp cận hiệu quả vào thị trường quốc tế.
Đặc biệt, thị trường xuất khẩu của gạo Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp. Gạo xuất khẩu có chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng gạo xuất khẩu chưa đồng đều, mức độ tham gia vào chuối giá trị toàn cầu còn yếu. Hiện Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn tham gia vào hệ thống thương mại gạo nhưng việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn hạn chế.
Do đó, ông Võ Thành Đô cho rằng, áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam không chỉ về giá, chất lượng mà việc xây dựng thương hiệu, duy trì uy tín, lòng tin của thị trường thế giới là yêu cầu cấp bách và quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.
Theo Thứ trưởng Trần Việt Thanh, thời gian qua, với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ KH&CN đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp thiết thực, hiệu quả để tập trung vào phát triển khoa học công nghệ, triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa khọc và công nghệ.
Cụ thể hơn, Bộ đã chủ trì triển khai chương trình quốc gia về hỗ trợ và phát triển tài sản trí tuệ cho doanh nghiệp và địa phương phát triển, Chương trình sản phẩm quốc gia… tập trung vào hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và địa phương phát triển tài sản sở hữu trí tuệ, trong đó có các sản phẩm nông sản.
Thương hiệu quốc gia là vấn đề không mới nhưng gạo Việt Nam lại là sản phẩm nông sản đầu tiên tiếp cận theo hướng này. Thứ trưởng Trần Việt Thanh nhận định, đây là một chính sách quan trọng và phù hợp bởi ba lý do cơ bản.
Thứ nhất, trong thời gian qua, chúng ta tập trung vào việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ dựa trên lợi thế của sản phẩm đặc sản địa phương, vùng miền, phát huy lợi thế và thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tiếp cận với những sản phẩm có quy mô sản xuất hàng hóa lớn như lúa gạo thì xây dựng thương hiệu quốc gia là cần thiết để tạo dựng hình ảnh, vị trí và thúc đẩy thương mại sản phẩm trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, thương hiệu quốc gia có thể trở thành điểm đến, sự hội tụ về chính sách của nhà nước với cách tiếp cận tổng thể từ sản xuất, chế biến và thương mại, thúc đẩy quá trình áp dụng khoa học - công nghệ toàn diện, là cơ sở cho sự phát triển và sự bền vững cho ngành hàng để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Thứ ba, quá trình hội nhập không chỉ là sự cạnh tranh về chất lượng, giá thành của hàng hóa, mà còn cạnh tranh trên nhiều khía cạnh, trong đó có sở hữu trí tuệ. Rất nhiều các cam kết, hiệp định thương mại mà Việt Nam đang là thành viên hoặc chuẩn bị ký kết như:
FTA Việt Nam - EU, TPP…vấn đề sở hữu trí tuệ luôn là một nội dung thể hiện sự quan trọng, khó khăn trong quá trình đàm phán. Điều đó thể hiện sự cần thiết không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới.
Cũng tại hội thảo, thay mặt Bộ KH&CN, Thứ trưởng Trần Việt Thanh khẳng định, Bộ KH&CN sẽ đồng hành cùng các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ NN&PTNT triển khai có hiệu quả Đề án phát triển Thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Doanh nghiệp chủ động cùng với quốc gia
Theo ông A.K Gupta - Giám đốc Quỹ Phát triển xuất khẩu Basmati - Cơ quan phát triển xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và lương thực chế biến (APEDA) - Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết, việc xây dựng thương hiệu gạo ngoài vai trò của cơ quan chức năng Nhà nước, các doanh nghiệp là tổ chức sản xuất, kinh doanh có vai trò đặc biệt to lớn trong xây dựng và phát triển thương hiệu gạo.
Đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm
Theo kinh nghiệm của Ấn Độ xây dựng chiến lược quốc gia phát triển gạo Basmati, xuất khẩu của Ấn Độ năm 2013 - 2014 đạt 3,75 triệu tấn với gạo Basmati, còn các loại gạo khác là 7.15 triệu tấn. Sản lượng năm 2014 – 2015 dự kiến đạt khoảng 3,70 triệu tấn gạo Basmati và 8.23 triệu tấn với các loại gạo khác.
Để người tiêu dùng thế giới biết tới sản phẩm gạo nổi tiếng của Ấn Độ, nước này tiến hành xúc tiến trong khu vực và tại quốc gia với chính sách chung, với các nhà cung cấp đáng tin cây có chất lượng. Ưu tiên xúc tiến thương mại và phát triển gạo đặc sản. Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu.
Đến nay, Ấn Độ đã có các nhãn hiệu gạo nổi tiếng như như Navara, Palakakadan Matta, Pokkali, Wayanad Jeeraksala, Wayanad Gandhakasala, Kala Namak, Kaipad.
Còn theo lãnh đạo Tổng công ty Lương thực miền Nam, hiện nay Tổng công ty này có các sản phẩm xuất khẩu đến các thị trường Châu Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Âu và EU. Xuất khẩu hàng năm đạt 2,8 - 3,0 triệu tấn gạo các loại. Nhờ quảng bá và xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam mà đến nay, người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới biết đến, chấp nhận và tin dùng.
Hiện nay có nhiều công ty thành viên của tổng công ty này chủ động xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm riêng cho mình. Điển hình như Công ty CP Mecofood đăng ký các nhãn hiệu gạo như Thố Cơm cho các dòng sản phẩm Nàng Thơm Long An, Hương Lài KDM 105, Tài Nguyên Chợ Đào.
Công ty lương thực Long An đăng ký các nhãn hiệu: “cô gái mặc áp dài đội nón lá”. Công ty Lương thực Sông Hậu đăng ký: Bông bưởi xanh, bông bưởi vàng, bông bưởi đỏ, bông bưởi Đỏ Đậm, Gạo thơm Sông Hậu, Tây Đô, Bông Sứ, Bông Trạng Nguyên Tím/Đỏ/Cam/Vàng.
Ngoài ra, các Công ty như TNHH MTV Lương thực TP. HCM đăng ký nhãn hiệu Đồng Xanh, Hạt Ngọc, Hương Lúa và Công ty Lương thực Đồng Tháo đăng ký nhãn hiệu Hương Tràm, Sếu Đỏ, Ramsar…
Cũng theo Tổng công ty này, các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh gạo đóng bao lẻ đăng ký nhãn hiệu có nhiều lợi thế hơn do cơ chế bán linh hoạt.
Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam có chỗ đứng và được người tiêu dùng thế giới tin dùng, phản ánh và cũng là đề nghị của lãnh đạo Tổng công ty này là: khó khăn hiện nay là Việt Nam chưa xây dựng được một phòng kiểm nghiệm quy mô hiện đại, đủ năng lực kiểm tra tất cả các chỉ tiêu về chất lượng gạo nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gửi mẫu kiểm tra chất lượng gạo để hỗ trợ kịp thời trong công tác xuất khẩu và giảm chi phí.
Thương hiệu gạo Việt Nam chiếm 50% sản lượng gạo xuất khẩu
Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 21/5/2015. Theo ông Võ Thành Đô Đây là đề án mang tầm quốc gia đầu tiên của Việt Nam đối với xây dựng thương hiệu nông sản, là tiền đề cho việc xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực khác.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Mục tiêu chung của Đề án trên là xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam nhằm định vị giá trị, hình ảnh sản phẩm gạo Việt Nam, nâng cao sự nhận biết của các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối và người tiêu dùng trong nước và ngoài nước đối với các sản phẩm gạo của Việt Nam, tạo cơ sở để củng cố và phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, thị phần và sức cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đề án phấn đấu đến năm 2020 hình ảnh gạo Việt Nam được quảng bá, giới thiệu rộng rãi trong nước và đến ít nhất 20 thị trường xuất khẩu; thương hiệu gạo quốc gia được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam và ít nhất 50 quốc gia; phấn đấu đạt 20% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam.
Đến năm 2030, các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu ổn định, hiệu quả và bền vững, đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm; phấn đấu đạt 50% sản lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu gạo Việt Nam, trong đó 30% tổng sản lượng gạo xuất khẩu là nhóm gạo thơm và gạo đặc sản.
Để đạt được những mục tiêu trên, Đề án sẽ thực hiện nâng cao hình ảnh, giá trị thương hiệu gạo Việt Nam; phát triển thương hiệu gạo quốc gia; phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương; phát triển thương hiệu doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm gạo...
Cụ thể, Đề án sẽ tổ chức hoạt động đồng bộ nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh thương hiệu gạo Việt Nam đến doanh nghiệp, người tiêu dùng tại thị trường trong nước và quốc tế thông qua nhiều hoạt động; thúc đẩy các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu gạo vùng, địa phương và thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm gạo đạt các tiêu chí thương hiệu gạo quốc gia.
Đồng thời, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng thương hiệu gạo quốc gia trong xây dựng vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng giống, công nghệ hỗ trợ, quản lý chất lượng, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm gạo; xây dựng và phát triển các thương hiệu gạo vùng, địa phương cho các sản phẩm gạo đặc sản, giống địa phương, phù hợp với định hướng thương hiệu gạo quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
Tận dụng cánh đồng trong bờ bao, người dân ở xã Khánh Hòa (Châu Phú), xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đào vuông nuôi cá lóc bố mẹ. Sau thời gian chăm sóc khoảng 4 tháng, cá bố mẹ sinh sản.
Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.
Sau những khó khăn từ năm 2010, với tinh thần vượt lên khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) Việt Nam, thời gian qua, Công ty Cổ phần cao su (CPCS) Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm giống cao su có thể thích nghi với thời tiết tỉnh nhà. Hơn 1 năm triển khai trồng thử nghiệm giống cao su chịu lạnh và từ thực tế những cây đã trồng cách đây gần 5 năm, đã và đang củng cố niềm tin cho tương lai phát triển cây cao su.
Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..
Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.