Đất Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phù Hợp 19 Loại Cây Trồng

Đó là kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá số lượng, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính có hiệu quả tại tỉnh Phú Yên” được đưa ra Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở ngày 31/12.
Đề tài khoa học này do TS Nguyễn Văn Đạo làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì Viện thổ nhưỡng Nông hóa triển khai từ năm 2011 có nhiệm vụ nghiên cứu xác định hiện trạng về số lượng và chất lượng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý và các giải pháp khoa học công nghệ sử dụng đất hiệu quả cao và bền vững cho một số cây trồng chính.
Theo kết quả nghiên cứu, tài nguyên đất Phú Yên có 11 nhóm đất, phù hợp với 19 cơ cấu cây trồng chính. Trong đó, lúa vẫn là cây trồng chủ lực, tiếp đến là sắn, mía, cao su, các loại cây họ đậu, dưa hấu, bắp xen canh với mía, sắn; ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn đề xuất nhóm hoa, cây cảnh, hồ tiêu và một số cây trồng khác…
Đề tài này được Hội đồng nghiệm thu cơ sở xếp loại đạt yêu cầu, tiếp tục trình Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm

Vụ vải thiều năm nay, anh Trần Văn Hành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thực hiện thành công phương pháp cho vải thiều ra quả trên thân cây, hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách làm truyền thống…

Nhờ nuôi gia công heo, gà công nghiệp cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP (Thái Lan), gia đình ông Nguyễn Văn Nam (61 tuổi, ở xã Nhơn Thọ, TX.An Nhơn, Bình Định) thu lãi ròng hơn 350 triệu đồng mỗi năm.

Tuy còn khá mới mẻ, song mô hình nuôi cá bống mú trong ao đã được người dân xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) thực hiện và đạt hiệu quả cao.

“Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên” là cách nói ví von của dân du lịch khi đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), bởi nơi đây có đặc điểm địa lý, khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng... gần như ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Nông dân xã Mỹ Đức (Châu Phú - An Giang) phát triển mô hình trồng cỏ nuôi bò mang lại lợi nhuận khá cao. Bà Huỳnh Thị Phụng khoe: “Tôi trồng được 4 công cỏ voi. Từ nguồn cỏ này, hằng ngày gia đình nuôi vỗ béo 5 con bò thịt. Vừa rồi, bán cặp bò thịt với giá 40 triệu đồng, lời gần 20 triệu đồng”.