Vì Sao Người Dân Chặt Bỏ Cây Ca Cao?
Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.
Ngày 3-1, ACDI/VOCA đã công bố kết quả cuộc khảo sát 68 hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre để tìm hiểu lý do vì sao người dân chặt bỏ ca cao cũng như vì sao họ giữ lại vườn ca cao, qua đó, giúp cho chương trình hợp tác công tư phát triển ca cao bền vững của Việt Nam trong những năm tới.
Theo bà Melissa A. Schweisguth, người trực tiếp soạn thảo và khảo sát các hộ dân trồng ca cao của ACDI/VOCA, lý do mà người dân tiếp tục trồng ca cao là do có sự hỗ trợ giống, phân bón, tư vấn kỹ thuật. Cuộc khảo sát cho thấy, đa phần những hộ dân không chặt bỏ ca cao là những người có diện tích vườn lớn, trồng từ 500-600 cây ca cao trở lên. “Những hộ dân có số cây ca cao trên 500 cây thường không có ý định chặt bỏ ca cao vào thời điểm giá ca cao xuống thấp vì có số lượng trái thu hoạch ổn định”, bà Schweisguth nói.
Theo kết quả cuộc khảo sát, đa phần hộ dân được phỏng vấn đều xem nông nghiệp là thu nhập chính nên một khi giá bán một loại cây trồng nào đó xuống thấp sẽ có tâm lý muốn chặt bỏ cây trồng ấy để chuyển sang cây trồng khác có giá trị cao hơn. "Điều này cũng dễ hiểu vì người dân sống dựa vào thu nhập từ vườn cây nên họ không muốn trồng một loại cây trồng nhất định mà muốn trồng nhiều cây trồng khác nhau để tránh bị mất giá khi một loại cây trồng nào đó không có giá trị kinh tế", bà Melissa A. Schweisguth nói.
Trong 68 hộ dân nằm trồng đợt khảo sát này, có 70% hộ dân hiện đang giữ lại vườn ca cao và 30% hộ dân đã chặt bỏ hoặc để cho cây ca cao chết (không chăm sóc). Tuy nhiên, theo bà Schweisguth, 30% hộ dân chặt bỏ nằm trong khảo sát này không phải là tỉ lệ hộ dân đã chặt bỏ ca cao trong thời gian qua.
Theo thống kê của Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), tính đến hết tháng 9-2013 cả nước có khoảng 3.600 héc ta ca cao bị chặt bỏ. Nguyên nhân là do giá mua trái ca cao tươi chỉ ở mức 3.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10-2-13 giá ca cao đã tăng trở lại và đạt mức trên dưới 5.000 đồng/kg trái tươi nên hầu như không có thêm diện tích ca cao bị chặt bỏ nữa.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bắt đầu xuất hiện loài cá đầu sấu (hay còn gọi là cá sấu hỏa tiển, cá Phúc Lộc Thọ...). Loài cá này do các cơ sở bán cá cảnh đưa ra bán cho những người chơi cá cảnh, con nhỏ nhất giá từ 160 - 200 ngàn đồng/con, loại 400gr - 1kg có giá từ 500 - 800 ngàn đồng/con.
Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.
Ông Trần Văn Vinh, một trong những người gắn bó với nghề nuôi nghêu ở biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông - Tiền Giang) tâm tư: Có lẽ trong lịch sử mấy chục năm nuôi nghêu, năm nay nghêu chết nặng nhất và thiệt hại của địa phương cũng nhiều nhất.
Những năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã chủ động đấu thầu diện tích bài bồi ven sông, cửa biển để nuôi sò và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những tưởng năm nay họ sẽ gặt hái được một vụ mùa bội thu, nào ngờ thời điểm này đang trong vụ thu hoạch nhưng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà tự nhiên sò bị chết hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho bà con.
Theo thống kê gần đây của Phòng Kinh tế TX. Gò Công, trên địa bàn thị xã hiện có 208 nhà nuôi chim yến; tập trung ở phường 1, phường 4, xã Long Chánh và Long Hòa.