Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu Nhờ Trồng Điều

Giàu Nhờ Trồng Điều
Ngày đăng: 07/01/2014

Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.

Gặp chúng tôi trong căn nhà mới xây kiên cố, ông Huỳnh Linh Hải cởi mở kể về cái “duyên” gắn bó với cây điều vùng Bảy Núi. “Hòa bình lập lại, tôi và mọi người tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Thời gian đầu rất khó khăn, cả gia đình phải giữ vườn, cắt lúa mướn kiếm sống. Thời đó, dù vợ chồng làm lụng vất vả nhưng chỉ đủ ăn, trong khi 5 đứa con ngày một lớn dần, nhu cầu học tập cũng tăng theo. Vì vậy, tôi quyết lòng khai thác tiềm năng từ mảnh đất của quê hương và nuôi con ăn học”.

Năm 1976, ông Hải bắt đầu khai thác đất ven chân núi để trồng rừng. Trong thời gian này, ông nhận thấy cây điều có khả năng thích ứng với thổ nhưỡng, lại ít tốn công chăm sóc. Đến năm 1983, ông Hải mạnh dạn trồng điều, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khả quan.

Năm 1993, ông phối hợp với Chi cục Kiểm lâm An Giang trồng điều Ấn Độ, hằng năm, cung cấp hạt giống cho Hạt kiểm lâm Tịnh Biên và Tri Tôn để gieo ươm và cấp lại cho người trồng rừng, đáp ứng nhu cầu phục hồi cây điều vùng Bảy Núi. “Sở dĩ, hiện nay giống điều Ấn Độ được chuộng hơn là vì hạt to, dày cơm, khi bốc vỏ ra chất lượng tốt. Do vậy, giá lúc nào cũng nhích hơn điều bản địa vài nghìn đồng một ký” - ông Hải giải thích.

Hiện nay, gia đình ông Huỳnh Linh Hải trồng được khoảng 20 công điều Ấn Độ và hơn 40 công điều bản địa. Gần 40 năm gắn bó với cây điều, ông Hải cho biết, điều là loại cây dễ chăm sóc, mà lại mau thu hoạch. “Sau khi thu hoạch phải tỉa cành, tạo tán, quan trọng nhất là tránh để khô bông và sâu đục thân (hay còn gọi là bù xè)” - ông Hải chia sẻ kinh nghiệm. Với 1 công đất có thể trồng trên 30 cây, tỉ lệ hàng cách hàng 5m, cây cách cây 7m. Một cây điều trưởng thành cho năng suất từ 30kg – 40kg hạt, tính ra năng suất đạt từ 1,5 – 2 tấn/héc-ta. Sau khi thu hoạch, hạt điều được phơi khô cân cho thương lái với giá từ 13.000 – 15.000đồng/kg.

“Nhờ có cây điều, mà mấy chục năm qua, gia đình tôi có cái ăn cái mặc. Nó đã thấm vào máu thịt, tôi tự hào là giữ được vườn điều của gia đình” - ông Hải chia sẻ. Mấy năm gần đây, để tăng thu nhập và cải tạo vườn điều, ông trồng xen xoài Thanh Ca, xoài cát Hòa Lộc… Ông phấn khởi cho biết, ngoài thu nhập từ cây điều, các loài cây xen canh khác cũng cho thu nhập đáng kể. “Mỗi cây xoài cát Hòa Lộc trưởng thành cho năng suất từ 800 – 1.000kg, với giá mua tại vườn từ 13.000 – 15.000 đồng/kg, mỗi cây thu trên 10 triệu đồng” - ông Hải bộc bạch.

Thấu hiểu được sự nhọc nhằn của cha mẹ, các con ông Hải rất siêng năng học tập. Bốn người con đã tốt nghiệp đại học, lập gia đình và có việc làm ổn định. Ông tâm sự: “Hơn nửa đời người cố gắng, ước nguyện lớn nhất của tôi đã thành sự thật. Các con tôi đã trở thành những công dân có ích cho xã hội”.

Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Phú, cho biết, mỗi năm, ông Huỳnh Linh Hải thu nhập từ vườn đồi trên 500 triệu đồng, liên tục 10 năm liền đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi” cấp tỉnh, được Trung ương Hội Nông dân tặng Kỷ niệm chương “Vì giai cấp nông dân” và Bộ Giáo dục – Đào tạo tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.


Có thể bạn quan tâm

Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Cà Phê Khánh Sơn (Khánh Hòa) Cần Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

29/01/2015
Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận Bình Thuận Tăng Diện Tích Sản Xuất Lúa Sử Dụng Giống Xác Nhận

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

29/01/2015
Vụ Đông Được Mùa, Được Giá Vụ Đông Được Mùa, Được Giá

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

29/01/2015
Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông Hiệu Quả Từ Sản Xuất Chè Vụ Đông

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.

29/01/2015
Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả Kim Sơn (Hà Nội) Phát Triển Mô Hình Kinh Tế Hiệu Quả

Vụ đông năm 2014, được sự quan tâm của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở NN&PTNT), Trạm Khuyến nông huyện Gia Lâm đã phối hợp với HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Kim Sơn triển khai 2 mô hình sản xuất trên đất 2 vụ lúa. Đó là mô hình trồng hoa ly với diện tích 1.000m2 và 8ha trồng khoai tây giống Đức bằng phương pháp làm đất tối thiểu.

29/01/2015