Hội Thảo Về Giải Pháp Phát Triển Sản Xuất Lúa, Tôm
Ngày 25/11, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh tổ chức hội thảo chuyên đề với nội dung bàn về thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất lúa, tôm bền vững. Tham dự hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và hơn 150 bà con nông dân.
Cà Mau là một trong những tỉnh có thế mạnh về sản xuất lúa, tôm. Trong những năm qua, năng suất, sản lượng lúa, tôm đều tăng và đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế nông hộ. Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, tuy có những khó khăn nhất định do yếu tố thời tiết nhưng toàn tỉnh đã gieo cấy được khoảng 39.000 ha.
Tại buổi hội thảo, bà con nông dân cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất lúa, tôm; trình bày những thuận lợi, khó khăn trong quá trình canh tác; được nghe các chuyên gia và ngành nông nghiệp giải đáp những thắc mắc, đồng thời tư vấn về các giải pháp canh tác lúa, tôm bền vững, hiệu quả. Bên cạnh khó khăn do yếu tố thời tiết, nông dân mong muốn ngành nông nghiệp sẽ quan tâm đầu tư hệ thống thủy lợi, tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới, chịu phèn mặn tốt vào sản xuất, cũng như tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/hoi-thao-ve-giai-phap-phat-trien-san-xuat-lua-tom
Có thể bạn quan tâm
Sau nhiều năm thua lỗ liên tục vì giá heo hơi thấp dưới giá thành sản xuất, người nuôi phải giảm hoặc bỏ đàn. Gần đây ở Phú Yên, giá heo hơi nhích lên dần và đang ở mức cao, các hộ nuôi rất phấn khởi, nhiều hộ đang tăng đàn.
Một số hộ dân xã Long Kiến (Chợ Mới - An Giang) rất phấn khởi vì thu hoạch mồng tơi lấy hạt đạt năng suất cao, giá cả ổn định, đem lại thu nhập khá cho nông dân.
Hơn 10 năm trước, vợ chồng anh Phạm Văn Tiến (44 tuổi) ở thôn Liên Trì 1, xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) thuộc diện khó khăn, nhưng với nghị lực vượt khó, anh không chỉ vươn lên thoát nghèo mà trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Ngày 31-3, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo bàn về việc triển khai thực hiện Quyết định 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn”.
Diện tích cây thanh long trên địa bàn huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) hiện nay trên 180 hécta, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 142 hécta. Theo kế hoạch của Phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc, đến năm 2020 diện tích thanh long ruột đỏ trên toàn huyện sẽ đạt mức 1.500 hécta, rải đều trên 13 xã và thị trấn.