Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang Nuôi Bò Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

An Giang Nuôi Bò Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 26/07/2014

Đây là mô hình làm ăn đang được nông dân nhiều địa phương quan tâm, bởi tỉ lệ rủi ro thấp và nguồn thức ăn có thể tận dụng từ việc trồng trọt kết hợp, còn giá cả trên thị trường cũng ở mức cao, giúp người chăn nuôi phấn khởi.

Với phương pháp sản xuất “trồng màu kết hợp chăn nuôi bò vỗ béo”, anh Võ Bát Giáo (xã Bình Thạnh, Châu Thành - An Giang) được công nhận danh hiệu “Nông dân giỏi” 3 năm (2011 - 2013).

Đúc kết kinh nghiệm mô hình cho thấy, ngoài việc trồng rau màu các loại, anh Giáo còn tận dụng đất theo bờ kênh trồng cỏ VA06 và kết hợp với phụ phẩm trồng trọt để nuôi thêm 3 con bò vỗ béo; sau 12 tháng bán được 60 triệu đồng, lợi nhuận được 50%.

Anh Lê Thái Hoàng (xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) có 2 công đất sản xuất lúa kém hiệu quả nên chuyển sang trồng cỏ nuôi bò, cứ 6 tháng bán một đợt được 5 con bò thịt và một năm tổng doanh thu khoảng 165 triệu đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư nuôi 90 triệu đồng, còn lời được 75 triệu đồng.

Hội Nông dân xã Nhơn Mỹ cho biết, mô hình nuôi bò giống, bò thịt, bò vỗ béo… đều cho hiệu quả kinh tế do ít rủi ro, chủ yếu lấy công lao động của gia đình để làm lời. Trong đó, một phần nhờ được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò do xã và huyện tổ chức.

Thông qua các lớp dạy nghề và hỗ trợ vốn của các ngành, các cấp, từ năm 2012 đến nay, mô hình nuôi bò vỗ béo bắt đầu phát triển ở Hòa Lạc (Phú Tân), với hơn 100 hộ tham gia và hiệu quả đạt trên 90%. Đồng thời, những hộ chăn nuôi còn liên kết thành lập dự án chăn nuôi bò thịt, có 12 nông dân tham gia.

Với mô hình chăn nuôi bò tại xã Bình Chánh (Châu Phú) có từ 60 hộ đến 70 hộ nuôi khoảng 300 con bò thịt, giá bán theo thời điểm từ 50 triệu – 60 triệu đồng/một cặp (2 con, một năm tuổi), kích thích hộ nghèo và người tham gia chăn nuôi bò vỗ béo.

Theo nông dân giỏi Hồ Trần Minh (khóm Long Quới C, phường Long Phú, Tân Châu), với 18 con bò thịt 11 tháng tuổi, nếu bán tại thời điểm có giá 220.000 đ/kg thịt hơi sẽ thu được 414 triệu đồng, trừ công trồng cỏ và vốn bò giống, lời được trên 180 triệu đồng (1 triệu đồng/con/tháng).

Từ đây, anh phát triển thêm việc lắp đặt túi biogas và xây bể nuôi trùn quế, mô hình được tuyên dương năm 2011-2012 và nhân rộng ra các xã, phường ở Tân Châu.

Những năm gần đây, mô hình “trồng bắp và nuôi bò” phát triển mạnh Chợ Mới, nhất là khu vực Mỹ An – Hội An, lan rộng xuống Hòa An, Hòa Bình, Long Điền A… đến vùng cù lao Giêng. Sau bước thử nghiệm, mô hình “trồng bắp và nuôi bò” tiếp tục được phát huy ở Bình Phước Xuân, với việc hình thành 3 tổ hợp tác chăn nuôi bò, thu hút hơn 40 thành viên với khoảng 10 héc-ta đất trồng bắp để nuôi bò.

Để góp phần phát triển phần phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh, Câu lạc bộ Nông dân ấp của các địa phương hoạt động đi vào chiều sâu, cung cấp thông tin, vận động hội viên, nông dân tham gia huấn luyện kỹ thuật và tích cực hưởng ứng thực hiện mô hình “trồng bắp nuôi bò”.

Vùng nguyên liệu trồng bắp ở Mỹ An, góp phần phát triển đàn bò trên 3.000 con (giống và thịt), góp phần đem lại nguồn thu nhập kinh tế gia đình đáng kể cho nông dân và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.

Tại ấp An Thạnh (xã An Hảo, Tịnh Biên), ông Chau Ting cho nuôi bò rẻ trên 100 con/năm, trở thành mô hình tiêu biểu đối với phum, sóc miền núi. Còn ở xã An Phú cũng có ông Chau Sóc tổ chức phát triển đàn bò, với mô hình trang trại bán giống và bò thịt.

Động viên các mô hình tiếp tục phát huy hiệu quả, các xã: Văn Giáo, Tân Lợi, An Cư, Nhơn Hưng… phối hợp huyện Tịnh Biên mở lớp dạy nghề chăn nuôi bò giống, bò thịt, bò vỗ béo… cho hơn 300 hộ đồng bào Khmer và hỗ trợ vốn vay theo Đề án 25 của UBND tỉnh.

Đặc biệt, hướng dẫn phương pháp gieo tinh lai giống, tạo nguồn thức ăn dinh dưỡng, kỹ thuật tiêm phòng, chăm sóc… Đối với trang trại của ông Chau Sóc (xã An Tức, Tri Tôn) mỗi ngày bán ra trên 10 con bò giống, bò thịt cho các nơi trong tỉnh và đưa về khắp vùng lân cận.

“Việc nuôi bò không chỉ có 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên mà ngay cả vùng đầu nguồn, các huyện cù lao và ven sông Hậu cũng phát triển mạnh. Mô hình “trồng bắp và nuôi bò” đã trở nên phổ biến, khi nông dân tận dụng phụ phẩm trồng trọt để chăn nuôi, vừa giải quyết việc làm, vừa tạo thêm thu nhập kinh tế gia đình ở nông thôn”.


Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Ở Phù Ninh Vụ Đông Ở Phù Ninh

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

06/10/2014
Nông Dân Trung Sơn Nỗ Lực Làm Giàu Nông Dân Trung Sơn Nỗ Lực Làm Giàu

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.

06/10/2014
Trại Ngựa Bá Vân Trại Ngựa Bá Vân

Có lẽ, ít người biết rằng để bảo tồn nguồn gene ngựa Việt, từ hàng chục năm qua có một trung tâm chuyên nuôi dưỡng, bảo tồn và lai tạo những giống ngựa thuộc loại quý hiếm cho nước ta - được đặt ở một nơi khá kín đáo thuộc khu Việt Bắc. Đây cũng là “lò” sản xuất ngựa đầu tiên và lâu đời nhất ở nước ta.

13/01/2014
Triển Vọng Nuôi Chim Trĩ Ở Đồng Tháp Triển Vọng Nuôi Chim Trĩ Ở Đồng Tháp

Mới đây, anh Nguyễn Bình Phong, nông dân xã Mỹ Tân, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tiên phong đưa loài chim có giá trị kinh tế cao này về nuôi cho hiệu quả khả quan.

13/01/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp

Là một dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cấp huyện được triển khai từ đầu năm 2013, đến nay, mô hình nuôi bồ câu Pháp trên địa bàn Chư Pah (Gia Lai) đã bước đầu cho thấy những hiệu quả nhất định.

13/01/2014