Hội Thảo Liên Kết Trong Sản Xuất Lúa Gạo Xuất Khẩu
Trong khuôn khổ Hội chợ Làng nghề Việt Nam lần thứ X – Craft Viet 2014 (diễn ra từ ngày 11 – 15/9/2014), cuối tuần qua, BTC Hội chợ đã tổ chức Hội thảo “Vai trò của HTX tham gia chuỗi giá trị trong liên kết SX”.
Tại hội thảo này, Ths. Trần Xuân Long, Trưởng phòng Quản lý Xuất khẩu gạo (Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương) đã đóng góp nhiều ý kiến xung quanh mối liên kết giữa nông dân và DN XK gạo hiện nay.
Theo ông Trần Xuân Long, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng lộ trình thực hiện chủ trương kinh doanh XK gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa, Bộ Công Thương phối hợp cùng Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tổ chức xây dựng Cánh đồng lớn (CĐL) và các mô hình liên kết khác tại 10 tỉnh gồm: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và một số địa phương vùng ĐBSH như Hưng Yên, Thái Bình và khu vực miền Trung là tỉnh Nghệ An.
Riêng vùng ĐBSCL, theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, diện tích mô hình CĐL đang tiếp tục được nhân rộng, từ khoảng 55 ngàn ha năm 2013 tăng lên khoảng hơn 100 ngàn ha trong vụ ĐX 2014, chiếm khoảng 10% tổng diện tích quy hoạch SX lúa hàng hóa XK và khoảng gần 6% tổng diện tích SX lúa toàn vùng.
Nếu tính cả các phương thức liên kết khác thì tổng diện tích lúa có liên kết ở vùng ĐBSCL hiện khoảng trên 121 ngàn ha.
Các hình thức liên kết SX – tiêu thụ đã mang lại những kết quả tích cực cho cả nông dân lẫn DN tham gia liên kết.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, tại hội thảo, nhiều ý kiến cũng cho biết các mô hình HTX chăn nuôi hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Ông Trần Văn Chiến, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) dẫn chứng: Hiện nay, các DN nước ngoài vốn có tiềm lực khổng lồ lại đang được Nhà nước bảo hộ thuế thức ăn, trong khi nông dân chăn nuôi nhỏ lại phải chịu thuế thức ăn 5% thuế VAT, lại do đại lí điều tiết ép giá.
Cụ thể, nông dân nhờ tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành SX, mức lợi nhuận thu được cao hơn từ 3-5 triệu đ/ha so với SX cá thể truyền thống.
Trong khi đó, các DN tham gia liên kết có vùng nguyên liệu chất lượng, ổn định, đảm bảo các yêu cầu kiểm soát ATTP và nguồn gốc sản phẩm, góp phần xây dựng thương hiệu và nâng cao khả năng cạnh tranh...
Bên cạnh đó, liên kết SX giúp tăng khả năng đầu tư cho SX lúa, tạo điều kiện áp dụng đồng bộ các tiến bộ KH-KT trên quy mô lớn, hệ thống hạ tầng thủy lợi, giao thông được nâng cấp, đầu ư đáp ứng yêu cầu phục vụ SX lúa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế triển khai liên kết tại các địa phương hiện nay cũng đang đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc cần phải sớm được tháo gỡ. Đặc biệt thời gian qua, đã xuất hiện những bất đồng phát sinh ngay từ khâu thỏa thuận ban đầu do các quy định trong hợp đồng liên kết về chất lượng, ẩm độ, tạp chất, giá cả, cách thức cân đong, vận chuyển, giao nhận, đánh giá, định giá... sản phẩm khi thu hoạch khá phức tạp...
Tình trạng này khiến nhiều hợp đồng liên kết bị phá vỡ còn khá phổ biến. Trong khi đó, việc quy định và áp dụng các biện pháp chế tài khi nông dân và DN vi phạm thỏa thuận gặp nhiều khó khăn.
Trên thực tế, việc khởi kiện, áp dụng các biện pháp xử lý đối với nông dân vi phạm hợp đồng liên kết theo quy định của pháp luật hầu như rất khó có thể thực hiện được trên thực tế.
Về phía DN, nhiều nơi chưa tích cực mua thóc, gạo trực tiếp từ nông dân, thả lỏng hoạt động thu mua cho đội ngũ thương lái, kể cả trong liên kết CĐL, trong đó có nguyên nhân do năng lực của DN yếu, nhất là năng lực về vốn, tài chính cũng như cơ sở vật chất như lò sấy, phương tiện vận chuyển, đội ngũ nhân lực (thủ kho, kiểm phẩm, giám sát kỹ thuật, nhân công bốc vác)...
Đối với các HTX và các tổ chức đại diện cho nông dân, Ths. Trần Xuân Long đánh giá năng lực tổ chức quản lý và nhận thức của HTX, THT đa số chưa đáp ứng yêu cầu đại diện cho nông dân, lại thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển phục vụ SX, thu mua. Điều này khiến nhiều nơi, HTX có biểu hiện trở thành một khâu trung gian mới khiến nông dân tham gia liên kết không tin tưởng ủng hộ.
Có thể bạn quan tâm
Từ một vùng đất được coi là “điểm nóng” về ma túy, huyện Mộc Châu, đã vươn mình trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế, đặc biệt là việc chăn nuôi bò sữa đang mang lại thu nhập cao cho người dân nơi đây. Nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm.
Hội Doanh nhân trẻ Tây Ninh vừa khai trương cửa hàng rau sạch Tani G.A.P (TP.Tây Ninh). Đây là cửa hàng rau sạch đầu tiên ở Tây Ninh.
Công nhân nuôi tôm tại cơ sở nuôi trồng thủy sản AquaScience trên đất liền ở Natal,Brazil. Cơ sở này được điều hành bởi khu nuôi thủy sản Camanor Produtos Marinhos Ltda.,khu nuôi có mức độ sản xuất cao với phương pháp ít thay nước.
Là một phần quan hệ đối tác với Trung tâm Công nghệ nuôi trồng Thủy Sản Việt Nam Đan Mạch (VIDATEC), DHI và cộng tác viên của chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm sáng tạo công nghệ nuôi trồng thủy sản trong một trang trại kinh doanh nuôi cá trê ở miền Nam Việt Nam.
Dù đã vào tuổi xấp xỉ 80, nhưng họ vẫn được hội viên, nông dân (ND) tín nhiệm “bắt” đảm nhận “chức” chi hội trưởng (CHT) chi hội nông dân. Họ trở thành những “già làng” của Hội ND. Với họ, tuổi cao, sức khỏe giảm nhưng nhiệt huyết, uy tín thì không giảm sút.