Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đưa bắp lai giống mới, chịu hạn vào sản xuất

Đưa bắp lai giống mới, chịu hạn vào sản xuất
Ngày đăng: 18/11/2015

Hiệu quả của mô hình bắp lai giống mới chịu hạn DK6919.

Thực trạng

Mỹ Thạnh là xã vùng cao.

Toàn xã có 212 hộ với 841 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Rai.

Đời sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn về mọi mặt, sản phẩm làm ra không đủ nhu cầu tiêu dùng.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông hộ còn hạn chế.

Toàn xã có diện tích sản xuất lúa 1 vụ/năm, hoàn toàn dựa vào nước trời là 14,5 ha, năng suất đạt 40 - 45 tạ/ha, cây bắp lai 232,2 ha sản xuất 1 vụ/năm thuộc vùng đất rẫy...

Do vậy, thu nhập trên diện tích canh tác không cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Bằng nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trạm Khuyến nông Hàm Thuận Nam cùng chính quyền địa phương xã Mỹ Thạnh đã triển khai mô hình “Phát triển cây bắp lai giống mới”, với quy mô 4,7 ha.

Hiệu quả

Theo ông Nguyễn Văn Hiến, chuyên viên phụ trách mô hình (Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư), giống bắp thực hiện mô hình là DK6919 (thuộc Công ty CP Giống cây trồng miền Nam).

Đây là giống bắp lai, nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận.

Với đặc tính chịu hạn và chống chịu sâu bệnh tốt, chịu trồng dày ở mật độ 72.000 - 74.000 cây/ha.

Đặc biệt, cây có thời gian sinh trưởng ngắn, nên rất thích hợp để thâm canh, tăng vụ.

Mô hình thu hút 9 hộ nghèo trên địa bàn thôn 1, với quy mô mỗi hộ khoảng 0,5 ha.

Trong đó, có hộ bà Nguyễn Thị Lài, Nguyễn Thị Đâm, Mang Thị Ở, Lê Thị Mai và ông Huỳnh Văn Nung...

là những người rất hăng hái, nhiệt tình với mô hình này.

Kết quả sau 112 ngày xuống giống, bình quân mỗi hộ tham gia mô hình đạt năng suất thấp nhất 75,7 tạ/ha; hộ đạt năng suất cao nhất 94 tạ/ha, nhờ gieo hàng kép, mật độ 72.000 cây/ha.

Theo tính toán của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, tổng chi phí làm vụ bắp giống mới khoảng 22 triệu đồng/ha/vụ, tổng thu nhập đạt 31,5 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận trung bình đạt 9,5 triệu đồng/ha/vụ.

Đánh giá về mô hình, ông Nguyễn Văn Hiến cho biết, các hộ đã nắm được quy trình kỹ thuật thâm canh cây bắp lai nên đã đạt hiệu quả bước đầu, cây bắp lai phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây.

Mô hình hứa hẹn tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào xã Mỹ Thạnh.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cây trồng gắn với liên kết sản xuất ở Ninh Thuận Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi cây trồng gắn với liên kết sản xuất ở Ninh Thuận

Trong thời gian qua, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có chủ trương tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

13/07/2022
Chăn nuôi gà liên kết, hướng đi thành công của thanh niên miền sơn cước Hà Tĩnh Chăn nuôi gà liên kết, hướng đi thành công của thanh niên miền sơn cước Hà Tĩnh

Phát triển chăn nuôi theo mô hình liên kết, hộ chăn nuôi được đầu tư con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi và đặc biệt không lo về giá cả đầu ra.

16/08/2022
Làm giàu từ mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao Làm giàu từ mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao

Anh Nguyễn Văn Luyện (33 tuổi) ở thôn 20, xã Kim Phú (TP. Tuyên Quang) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn theo hướng an toàn

16/08/2022
Làm giàu từ mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao Làm giàu từ mô hình kinh tế trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ cao

Anh Nguyễn Văn Luyện (thôn 20, xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đã khởi nghiệp thành công từ mô hình trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn.

29/08/2022
Câu chuyện thoát nghèo của một nông hộ ở xã Sơn Hồng Câu chuyện thoát nghèo của một nông hộ ở xã Sơn Hồng

Ông Trần Xuân Lý là một trong nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu ở địa phương.

12/09/2022