Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm
Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long truyền đạt những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất lươn giống, nuôi lươn thương phẩm và các hình thức nuôi lươn đem lại hiệu quả mới nhất hiện nay, như: Cách xây dựng bể nuôi lươn bố mẹ, xây dựng nhà xưởng ấp trứng; nuôi vỗ lươn bố mẹ; kỹ thuật ấp trứng; kỹ thuật ương lươn bột lên lươn giống; sử dụng thức ăn và quản lý, chăm sóc; phương pháp cho lươn sinh sản và một số bệnh thường gặp trong quá trình ương từ lươn bột lên lươn giống, cách phòng và điều trị bệnh. Đối với kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm như: hướng dẫn cách chọn mua lươn giống tốt và mật độ thả nuôi; xây dựng bể nuôi lót bạc, điều kiện môi trường nuôi; xây dựng và bố trí bể nuôi, thức ăn và cách cho ăn, quản lý hệ thống nuôi và thu hoạch lươn thương phẩm; nguyên nhân gây bệnh, cách phòng bệnh và trị bệnh thường gặp trong nuôi lươn thương phẩm hiện nay…
Được biết, lươn là loài thủy sản tự nhiện sinh sống ở vùng kênh, mương nội đồng thuộc vùng nước, có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, được thị trường ưa thích. Tuy nhiên, hiện nay do việc khai thác quá mức, sử dụng các phương tiện hủy diệt nên số lượn cung ứng cho thị trường rất hạn chế. Thông qua buổi hội thảo nhằm giúp cho nông dân hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang nắm bắt những kiến thức bổ ích trong quá trình sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm, qua đó giúp nông dân hai huyện có nhu cầu sản xuất lươn giống nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm, nhằm cung cấp nguồn giống lươn đồng cho địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014 được đánh giá là năm thắng lợi của ngành nông nghiệp Quảng Ngãi. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt hơn 3.294 tỷ đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,3% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực đạt 479.554 tấn, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 2,3% so với năm 2013.
Với nhiều ngư dân thì có một chiếc tàu lớn đủ sức vươn khơi dài ngày đã là một sự chắt chiu trong nhiều năm, thậm chí cả đời vẫn không có. Thế nhưng ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), một ngư dân bỏ ra một số tiền “khủng” đóng mới 3 chiếc tàu công suất lớn cùng một lúc. Đó là anh Nguyễn Văn Hiền.
Sau một năm vươn khơi vật lộn với sóng dữ, đương đầu với thiên tai, hoạn nạn trên biển, nhiều tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn cũng mang đầy “thương tích”. Tranh thủ những ngày biển động bà con ngư dân lại hối hả đưa tàu lên bờ “làm nước” để chuẩn bị cho những chuyến ra khơi dịp cuối năm.
Thời gian thực hiện mô hình được duy trì thực hiện trong 2 năm (2014 - 2015). Con giống thực hiện mô hình là giống vịt bầu dòng bố, mẹ thuần chủng loại 10 ngày tuổi, được Trạm Khuyến nông huyện ký hợp đồng chuyển giao từ Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên thuộc Viện chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT). Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 122,3 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước là 85,2 triệu đồng.
Có mặt tại cánh đồng xóm Làng Áng, xã Lâu Thượng (Võ Nhai) vào một buổi sáng mùa đông, mặc dù thời tiết rét đậm kèm sương mù dày đặc nhưng để đảm bảo tiến độ sản xuất vụ xuân, nông dân trong xóm vẫn tích cực ra đồng nạo vét kênh mương, cày ải, làm đất...