Vĩnh Long phối hợp chặt chẽ, đảm bảo không lây lan lở mồm long móng trên đàn bò
Ông Lê Thanh Tùng - Chi cục trưởng Chi cục Thú y cho biết, qua thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2011 - 2014 đã có 5 đơn vị thực hiện cấp bò giống xóa đói giảm nghèo cho hộ hoàn cảnh khó khăn cải thiện đời sống, với hơn 1.900 con.
Tuy nhiên, phần lớn giống bò này trôi nổi ở các nơi, chưa được kiểm soát tốt dịch bệnh. Mặc dù, ngành đã triển khai khá quyết liệt công tác tiêm phòng, nhưng kết quả còn thấp.
Trong tổng số hơn 64.000 con bò toàn tỉnh, số bò tiêm phòng lở mồm long móng đạt chưa tới 3%. Nguyên nhân do người dân chưa có ý thức cao trong phòng chống dịch bệnh.
Trước một số ý kiến cho rằng, gặp khó khăn trong việc thiếu kho bãi, người chăm sóc bò nếu lưu bò 7 ngày kiểm dịch trước khi trao người dân, ông Lê Thanh Tùng đề xuất, các đơn vị hỗ trợ cần có sự phối hợp với Chi cục Thú y.
Cụ thể, báo rõ số lượng, nơi trao bò để chi cục cử cán bộ giám sát dịch bệnh. Riêng việc lưu bò 7 ngày, có thể gom toàn đàn cho một trong những hộ được hỗ trợ quản lý, với sự theo dõi của ngành thú y trước khi trao bò cho từng hộ nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Trên diện tích đất canh tác 7 ha, anh Dưỡng xây dựng trang trại trồng hành, tỏi, cây ăn trái và chăn nuôi bò. Năm 2008, anh mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn 50 triệu đồng để đầu tư, cải tạo đất rẫy. Không ít người cho rằng cách làm của ông Dưỡng "khùng" sẽ chẳng đi đến đâu. Dám nghĩ, dám làm, anh trồng 1,6 ha xoài, 4 sào táo, 8 sào hành, còn lại trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò vỗ béo.
Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).
Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.
Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.