Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm

Hội thảo khoa học về kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm
Publish date: Wednesday. July 29th, 2015

Tại buổi hội thảo, các đại biểu được nghe Thạc sĩ Phạm Thị Thu Hồng, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long truyền đạt những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất lươn giống, nuôi lươn thương phẩm và các hình thức nuôi lươn đem lại hiệu quả mới nhất hiện nay, như: Cách xây dựng bể nuôi lươn bố mẹ, xây dựng nhà xưởng ấp trứng; nuôi vỗ lươn bố mẹ; kỹ thuật ấp trứng; kỹ thuật ương lươn bột lên lươn giống; sử dụng thức ăn và quản lý, chăm sóc; phương pháp cho lươn sinh sản và một số bệnh thường gặp trong quá trình ương từ lươn bột lên lươn giống, cách phòng và điều trị bệnh. Đối với kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm như: hướng dẫn cách chọn mua lươn giống tốt và mật độ thả nuôi; xây dựng bể nuôi lót bạc, điều kiện môi trường nuôi; xây dựng và bố trí bể nuôi, thức ăn và cách cho ăn, quản lý hệ thống nuôi và thu hoạch lươn thương phẩm; nguyên nhân gây bệnh, cách phòng bệnh và trị bệnh thường gặp trong nuôi lươn thương phẩm hiện nay…

Được biết, lươn là loài thủy sản tự nhiện sinh sống ở vùng kênh, mương nội đồng thuộc vùng nước, có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, được thị trường ưa thích. Tuy nhiên, hiện nay do việc khai thác quá mức, sử dụng các phương tiện hủy diệt nên số lượn cung ứng cho thị trường rất hạn chế. Thông qua buổi hội thảo nhằm giúp cho nông dân hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang nắm bắt những kiến thức bổ ích trong quá trình sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm, qua đó giúp nông dân hai huyện có nhu cầu sản xuất lươn giống nắm được quy trình kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi lươn thương phẩm, nhằm cung cấp nguồn giống lươn đồng cho địa phương.


Related news

Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê Nuôi Lươn Mở Hướng Làm Ăn Mới Cho Một Vùng Quê

Mô hình nuôi lươn của 12 hộ đầu tiên ở buôn Kte có hiệu quả, bà con xung quanh được tham quan học hỏi kinh nghiệm nên gần đây có thêm nhiều hộ đồng bào Jrai ở trong buôn và trong xã cũng bắt đầu đào bể nuôi lươn trong vườn nhà. Nghề nuôi lươn đã mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân vùng quê lúa này

Friday. July 1st, 2011
Tỷ Phú Trên Đất Mía Tỷ Phú Trên Đất Mía

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

Thursday. October 13th, 2011
Trồng Dứa Trúng Đậm Trồng Dứa Trúng Đậm

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

Tuesday. November 29th, 2011
Tỉ Phú Chăn Bò Tỉ Phú Chăn Bò

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

Thursday. April 5th, 2012
Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.

Saturday. May 7th, 2011