Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên kiểm soát giống, môi trường để phòng trị bệnh tôm

Phú Yên kiểm soát giống, môi trường để phòng trị bệnh tôm
Ngày đăng: 21/05/2015

Trao đổi với Báo Phú Yên xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Minh Phát, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết:

Toàn tỉnh có 148,2ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú bị dịch bệnh, chủ yếu là các loại bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và bệnh do môi trường tính từ đầu năm đến nay. Cụ thể, tại vùng nuôi tôm hạ lưu sông Bàn Thạch và vùng nuôi tôm trên cát của huyện Đông Hòa có 72ha diện tích tôm nuôi bị bệnh; TX Sông Cầu có 3 xã, phường có tôm nuôi bị bệnh gồm xã Xuân Lộc hơn 30ha, xã Xuân Hải 11ha, phường Xuân Đài hơn 5ha. Tại huyện Tuy An, dịch bệnh xảy ra ở 5 xã gồm An Hòa 6ha, An Ninh Tây 8ha, An Hải 1,2ha, An Hiệp 1,8ha, An Ninh Đông gần 12ha.

* Vậy, đối với những vùng nuôi có tôm bị bệnh, bà con nên xử lý như thế nào?

- Khi phát hiện hồ nuôi tôm của mình bị bệnh, bà con phải tăng cường các biện pháp trị bệnh như: bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho tôm; quản lý tốt môi trường ao nuôi; theo dõi diễn biến, tình hình sức khỏe tôm nuôi hàng ngày.

Nếu tôm nuôi phát bệnh có tỉ lệ chết cao, trong điều kiện tôm đã đạt kích cỡ thương phẩm, bà con nên thu hoạch sớm để giảm thiệt hại. Việc thu hoạch phải đảm bảo không để lây lan mầm bệnh và xử lý nước trước khi xả thải đúng theo quy định. Trong trường hợp tôm nuôi chưa đạt kích cỡ thu hoạch thì sử dụng hóa chất khử trùng để xử lý ổ dịch theo đúng quy định (nên sử dụng Clorine nồng độ 30ppm hoặc các loại hóa chất khác không bị cấm sử dụng).

* Công tác xác định dịch bệnh ở tôm được thực hiện ra sao, thưa ông?

- Việc xác định dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi được thực hiện bằng cách kiểm tra lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm xác định bệnh dịch. Định kỳ hàng tháng, Chi cục Thú y tổ chức họp giao ban thú y thủy sản với các trạm thú y huyện và cán bộ thú y các xã có nuôi tôm. Đồng thời, chi cục lấy mẫu giám sát dịch bệnh theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hiện tại, công tác lấy mẫu giám sát dịch bệnh ở tôm nuôi được thực hiện theo 2 chương trình.

Thứ nhất, từ nguồn kinh phí của dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) được lấy mẫu với tần suất 10 ngày thu mẫu 1 lần tại các vùng nuôi an toàn sinh học ở xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa) và xã Xuân Lộc (TX Sông Cầu); thời gian lấy mẫu từ tháng 4 đến tháng 7/2015. Các mẫu này được phân tích xác định bệnh đốm trắng, đầu vàng và hoại tử gan tụy cấp.

Các vùng nuôi đa dạng hóa theo hướng an toàn sinh học tại xã An Hải và An Cư (huyện Tuy An) sẽ được lấy mẫu kiểm định từ tháng 4/2015 đến 11/2015 để phân tích xác định các bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy cấp và bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Thứ hai, từ nguồn kinh phí của tỉnh. Định kỳ mỗi tháng Chi cục Thú y sẽ lấy mẫu 1 lần, tại các vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ và nuôi tôm hùm lồng thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An và TX Sông Cầu. Thời gian thực hiện từ tháng 1 đến 12/2015. Tất cả các mẫu này đều được gửi cho Cơ quan Thú y Vùng 4 xét nghiệm.

Sau khi có kết quả phân tích, những hồ tôm, vùng nuôi bị dịch bệnh đều được chi cục thông báo rộng rãi cho các địa phương và các hộ nuôi tôm biết để có biện pháp phòng trị hiệu quả.

* Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, ngành Thú y khuyến cáo gì cho người nuôi tôm để hạn chế dịch bệnh?

- Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, để hạn chế dịch bệnh phát sinh, giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra, bà con nên tuân thủ đúng lịch thời vụ và mật độ thả nuôi tôm nước lợ, mặn năm 2015 do Sở NN-PTNT hướng dẫn. Trước khi thả nuôi, người nuôi phải chuẩn bị ao nuôi phù hợp, đúng quy trình kỹ thuật và đã được xử lý bằng hóa chất sát trùng.

Đồng thời, người nuôi phải chú trọng việc lựa chọn, mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch; con giống phải được xét nghiệm và cho kết quả âm tính với bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy cấp. Ngoài ra hàng ngày, bà con phải chú ý theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi, kiểm tra sức khỏe tôm thông qua khả năng bắt mồi; bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho tôm, hạn chế dịch bệnh xâm nhập…

* Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Trồng Rau VietGAP Phải Để Ý... Gà Trồng Rau VietGAP Phải Để Ý... Gà

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.

30/05/2012
Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường Anh Tống Văn Phong Làm Giàu Từ Cây Quýt Đường

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

24/09/2012
Dứa Giảm Giá Tệ Hại Dứa Giảm Giá Tệ Hại

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…

12/03/2012
Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy Tỷ Phú Tôm Trắng Tay Sau 5 Năm Tích Lũy

Đến nay, các giải pháp ngăn chặn trước thực trạng tôm chết hàng loạt trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn chưa có hiệu quả. Khi các cơ quan chức năng đang loay hoay truy tìm nguyên nhân dẫn đến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại cho người nuôi tôm hàng trăm tỷ đồng.

30/05/2012
Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi Thâm Canh Cá - Lúa Ở Gò Mèn Nông Dân Được Lợi "Kép"

Sau 2 năm triển khai thực hiện, Dự án nuôi cá nước ngọt Gò Mèn, xã Đức Lân (Mộ Đức - Quảng Ngãi) đã thu hút 24 hộ dân tham gia với 7/18 ha được chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi cá, cá - lúa cho hiệu quả kinh tế cao. Không chỉ tăng thu nhập cho nông dân (lãi ròng từ 8 - 12 triệu đồng/vụ), mà cách thâm canh này cũng giúp môi trường nước được cải thiện.

26/09/2012