Ninh Thuận tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh
Theo đó chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND huyện Ninh Sơn, huyện Ninh Phước; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm huyện Ninh Sơn và huyện Ninh Phước khẩn trương xử lý dứt điểm, không để lây lan mầm bệnh cúm gia cầm subtype H5N1 từ hộ ông Nguyễn Văn Minh sang các vùng, khu vực xung quanh; tăng cường kiểm tra, giám sát diễn biến tình hình bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực huyện Ninh Sơn và Ninh Phước.
Khi phát hiện gia cầm mắc bệnh phải xử lý kịp thời, theo đúng quy định và báo cáo cho UBND biết, chỉ đạo. Đồng thời phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tập trung triển khai quyết liệt, hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 04/02/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm chủ động phòng, chống bệnh cúm gia cầm có nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi của người dân và sức khỏe người tiêu dùng.
Trước đó, theo Chi cục Thú y, bệnh cúm gia cầm đã xuất hiện trên địa bàn xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn. Cụ thể: ngày 11-5, đàn vịt của hộ ông Nguyễn Văn Minh, thôn Hoài Ni, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước di chuyển về thôn Đắc Nhơn, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (để ăn thức ăn tại các đồng ruộng mới thu hoạch) có biểu hiện bệnh, chết 60 con vịt trên 3 tháng tuổi, trong tổng đàn 2.740 con.
Chi cục Thú y lấy 5 mẫu gửi Cơ quan Thú y vùng VI xét nghiệm, kết quả có 3 mẫu bệnh phẩm của 3 con vịt nhiễm virus cúm gia cầm subtype H5N1. Đến chiều ngày 13-5, các cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy tổng đàn 2.500 con vịt còn lại của hộ ông Minh.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thể, NAFIQAD đề nghị Sở NNPTNT TP.HCM cần tổ chức điều tra, xác minh thông tin báo chí nêu; tổng hợp đánh giá tình hình về thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất, áp dụng VietGAP trong sản xuất rau tại xã Tân Phú Trung...
Hội Nông dân (ND) đứng ra làm đại diện chủ sở hữu nhãn hiệu nông sản cho ND là thích hợp - đó là khuyến nghị của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo “Vai trò Hội ND trong bảo hộ nhãn hiệu nông sản trên địa bàn Hà Nội” diễn ra ngày 8.5, do Hội ND TP.Hà Nội tổ chức.
Theo lý giải của một nhóm thương lái lúa tại Ô Môn (Cần Thơ), trước những ngày nghỉ lễ 30.4, sau khi trúng thầu XK 800.000 tấn gạo sang Philippine, nhiều dự đoán giá lúa sẽ tăng lên nhưng mức tăng 100-200 đ/kg chỉ cầm chừng 2-3 ngày rồi trở lại giá cũ.
Nếu như cách đây 2 tháng, giá gà chỉ hơn 30.000đ/kg, người chăn nuôi có đàn gà càng lớn thì ôm nợ càng nhiều, đua nhau bán đổ bán tháo. Bây giờ, khi giá gà đã tăng đến 55.000đ/kg, có lãi trên 10.000đ/kg thì người chăn nuôi nô nức tái đàn, nhưng rất chật vật.
Với phương tiện đánh bắt nhỏ, mỗi ngày ngư dân thu được khoảng 20 - 30 kg ruốc tươi, trừ chi phí vẫn còn lãi từ 200.000 - 400.000 đ tùy sản lượng.