Hội Thảo Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên
Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Đông đảo chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhiều hộ nông dân tiêu biểu trồng cây mắc ca ở Tây Nguyên tham dự hội thảo.
Hội thảo đã phân tích: Sau 20 năm du nhập và 10 năm trồng thử nghiệm, cây mắc ca đã chứng tỏ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên, mở ra những triển vọng đột phải làm giàu. Loại cây này được phong là “hoàng hậu quả khô” vì sử dụng dạng thực phẩm chức năng và chế biến mỹ phẩm cao cấp.
Hiện trên thế giới, tổng sản lượng thu hoạch mắc ca chỉ mới chiếm 25% so với nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, diện tích cây mắc ca đang phát triển ở Tây Nguyên gồm Đắk Nông (600ha), Đắk Lắk (500ha), Lâm Đồng (400ha), Gia Lai (80ha) và Kon Tum (50ha) là vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho hộ nông dân Tây Nguyên vay đầu tư nhân rộng diện tích trồng cây mắc ca. Đồng thời ngân hàng này cũng sẽ trực tiếp đầu tư khép kín quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên 5.000ha diện tích mắc ca cũng ở vùng Tây Nguyên. “Tây Nguyên chiếm đến 60% diện tích đất bazan cả nước, nên hoàn toàn có khả năng trở thành thủ phủ “cây tỷ đô” mắc ca của Việt Nam nói riêng, của khu vực Đông Nam Á nói chung…” - Báo cáo tại hội thảo đã nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Trang trại của gia đình anh Phạm Văn Quang ở thôn Thượng Hải, xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) có 3 dãy chuồng rộng gần 1.500 m2, thường xuyên nuôi khoảng 2.500 con gà CP lấy trứng thương phẩm. Đầu năm 2012, Trạm Khuyến nông Tứ Kỳ phối hợp với Viện Chăn nuôi quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) triển khai xây dựng mô hình nuôi gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản trên địa bàn huyện.
Khoảng gần 2 tháng trở lại đây, người chăn nuôi xã Xuân Tình, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) phải chống chọi với một loại bệnh xuất hiện ở lợn mà người dân nơi đây gọi là bệnh nghệ đã làm lợn chết hàng loạt. Theo người dân, biểu hiện ban đầu của bệnh là lợn bỏ ăn, ho, tiêu chảy, vàng da và cuối cùng dẫn đến chết. Tốc độ lây lan của bệnh nhanh đến mức chóng mặt đã gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.
Từ một nông dân lam lũ, ông Nguyễn Văn Nam (62 tuổi), ở xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã trở thành tỷ phú. Biến đồi hoang thành trang trại chăn nuôi, gia đình ông đạt mức thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm…
Nhìn chung, tình hình sản xuất ngư, nông, lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định. Giá tôm nguyên liệu ở mức cao. Sản xuất ngày càng được chú trọng theo hướng đa cây, đa con. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được chú trọng và thực hiện nghiêm túc.
Gà VB2 có trọng lượng bình quân 2,7 kg/con, gà mía lai từ 2-2,2 kg/con, gà ri lai từ 1,7-2 kg/con, giá bán cả 3 loại từ 80-85 nghìn đồng/kg...