Hội Thảo Chiến Lược Phát Triển Cây Mắc Ca Tại Tây Nguyên

Ngày 7/2, tại Đà Lạt diễn ra Hội thảo “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên”. Chủ trì hội thảo gồm có Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Lâm Đồng; ông Đoàn Văn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Đông đảo chuyên gia nông nghiệp, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhiều hộ nông dân tiêu biểu trồng cây mắc ca ở Tây Nguyên tham dự hội thảo.
Hội thảo đã phân tích: Sau 20 năm du nhập và 10 năm trồng thử nghiệm, cây mắc ca đã chứng tỏ khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng Tây Nguyên, mở ra những triển vọng đột phải làm giàu. Loại cây này được phong là “hoàng hậu quả khô” vì sử dụng dạng thực phẩm chức năng và chế biến mỹ phẩm cao cấp.
Hiện trên thế giới, tổng sản lượng thu hoạch mắc ca chỉ mới chiếm 25% so với nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên, diện tích cây mắc ca đang phát triển ở Tây Nguyên gồm Đắk Nông (600ha), Đắk Lắk (500ha), Lâm Đồng (400ha), Gia Lai (80ha) và Kon Tum (50ha) là vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề xuất giải pháp 10.000 tỷ đồng cho hộ nông dân Tây Nguyên vay đầu tư nhân rộng diện tích trồng cây mắc ca. Đồng thời ngân hàng này cũng sẽ trực tiếp đầu tư khép kín quy trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ trên 5.000ha diện tích mắc ca cũng ở vùng Tây Nguyên. “Tây Nguyên chiếm đến 60% diện tích đất bazan cả nước, nên hoàn toàn có khả năng trở thành thủ phủ “cây tỷ đô” mắc ca của Việt Nam nói riêng, của khu vực Đông Nam Á nói chung…” - Báo cáo tại hội thảo đã nhận định.
Related news

Vườn của ông Quảng rộng 1 mẫu, với khoảng 200 gốc ổi và 100 gốc nhãn. Điều đặc biệt là ông chỉ trồng cây cho quả trái vụ. Theo ông Quảng, “quả trái vụ luôn được giá và không bao giờ lo ế”.

Đó là khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân (Vĩnh Long) sau khi tìm hiểu nguyên nhân làm năng suất vụ khoai lang năm 2013 đã giảm từ 10 - 15 tạ/công là do nông dân thường chọn khoai giống không đạt tiêu chuẩn và không xử lý dây giống trước khi trồng.

Sáng ngày 7/5 tại Nông trường Suối Giai thuộc 2 xã Phước Sang, Tân Hiệp, huyện Phú Giáo, Công ty Cổ phần Đường Bình Dương đã làm lễ động thổ Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với tổng mức đầu tư 215,4 tỷ đồng, trên diện tích 471,86 ha.

Từ trồng 3 vụ lúa nếp/năm, mấy năm gần đây, Hiệp Xương (huyện Phú Tân, An Giang) đã chuyển hơn 150ha sang trồng 2 vụ lúa nếp và 1 vụ trồng rau muống lấy hạt.

Cũng như nhiều người nuôi tôm khác ở đồng bằng sông Cửu Long, anh Huỳnh Chí Thanh ngụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau rất lo lắng trước tình hình dịch bệnh trên tôm bùng phát và gây thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ khi tham gia mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến do ngành nông nghiệp tỉnh triển khai thì những lo lắng đó không còn nữa.