Hội Thảo Chăn Nuôi Bò Sữa Theo Quy Trình VietGahp

Củ Chi huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, vùng trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố. Củ Chi có tổng đàn bò 74.430 con trong đó số lượng bò sữa 58.700 con được nuôi nhiều tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội…
Với chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGahp sẽ đảm bảo phát triển chăn nuôi bò sữa cách bền vững, an toàn sinh học trong chăn nuôi bò sữa, đảm bảo vệ sinh môi trường, nâng cao năng suất chất lượng sữa cung ứng cho người tiêu dùng sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sáng ngày 06/9/2013 tại xã An Phú, trạm Khuyến nông Củ Chi đã tổ chức hội thảo “Chăn nuôi bò sữa theo quy trình VietGahp”.
Tham dự buổi hội thảo có ông Võ Ngọc Anh, giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM; đại diện một số ban ngành liên quan và các hộ dân chăn nuôi bò sữa tại các xã An Phú, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng huyện Củ Chi.
Tại hội thảo, trạm Thú y và trạm Khuyến nông huyện Củ Chi đã trao đổi những kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật thực hành chăn nuôi bò sữa tốt như về quản lý giống, thức ăn, vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh phòng bệnh, quản lý chất thải,... Điển hình như về chuồng trại cần thiết kế sao cho chuồng thông thoáng, giảm nhiệt độ nóng trong chuồng nuôi, dễ dàng vệ sinh. Bên cạnh đó cũng khuyến cáo với bà con nông dân trồng các loại cỏ chăn nuôi như VA06, MulatoII,…; phòng trị một số loại bệnh như tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng, ký sinh trùng, viêm vú …
Qua hội thảo bà con nông dân cũng đã được ban ngành huyện Củ Chi giải đáp những thắc mắc về giải pháp đầu ra tiêu thụ sữa, nguồn vốn cho nông dân vay, tiêm phòng định kỳ hàng năm, hỗ trợ thiết bị cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa…
Ông Nguyễn Văn Cảm, Phó phòng Kinh tế H.Củ Chi nhận định: Củ Chi trong những năm gần đây tình hình chăn nuôi bò sữa phát triển rất mạnh, với đàn bò sữa hơn 58.000 con là huyện trọng điểm chăn nuôi bò sữa của thành phố, Trong chăn nuôi bò sữa yếu tố đầu ra là quan trọng, hai công ty lớn Vinamilk và Campina Việt nam thu mua sữa giúp các hộ sản xuất có đầu ra ổn định. Để vay vốn theo Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND phòng Kinh tế huyện sẽ hỗ trợ bà con về thủ tục vay. Và UBND Huyện cũng đang xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại một số xã An Phú, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội giúp bà con an tâm chăn nuôi sản xuất.
Ông Võ Ngọc Anh, giám đốc TTKN phát biểu: đối với chăn nuôi bò sữa bà con đề nghị cơ quan chức năng tăng giá cả sữa đầu ra cho người chăn nuôi là nguyện vọng chính đáng. Tuy nhiên vấn đề bà con có thể giải quyết cần quan tâm đó là nuôi dưỡng chăm sóc sao cho bò phát triển tốt, bò cho năng suất sữa cao.
Để đạt hiệu quả trên bà con cần chú ý về quản lý con giống, chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh,... như chăn nuôi theo quy trình VietGahp đã đề ra. Với vai trò khuyến nông, TTKN hỗ trợ bà con trong hoạt động khuyến nông, hướng dẫn bà con về kỹ thuật, tạo điều kiện cho nông dân học tập trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi từ đó giúp bà con phát triển chăn nuôi bò sữa theo VietGahp.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê, tổng diện tích vườn cây ăn trái huyện Châu Thành gần 6.500ha. Trong đó, có trên 3.500ha nhãn bị bệnh chổi rồng (với 12.084 hộ bị thiệt hại). Đến nay, các địa phương đã cấp phát tiền hỗ trợ người dân có nhãn bị bệnh chổi rồng đợt 2, với tổng số tiền hỗ trợ gần 16,8 tỷ đồng.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá vật tư đầu vào cao làm tăng giá thành sản phẩm, thu nhập của người sản xuất giảm.

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.

Trước tình hình khó khăn chung của nghề trồng lúa, nhiều bà con nông dân có khuynh hướng tìm kiếm những giống lúa mới đạt giá trị kinh tế cao hơn để tiếp tục canh tác. Trong đó giống lúa Nhật (ĐS1) được nhiều nông dân ưa chuộng và tìm trồng.