Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Nông Dân Tam Đảo Xây Dựng Thương Hiệu Su Su Sạch

Hội Nông Dân Tam Đảo Xây Dựng Thương Hiệu Su Su Sạch
Ngày đăng: 25/03/2014

Su su là rau đặc sản của thị trấn du lịch Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Với việc Hội nông dân (ND) xây dựng thương hiệu su su an toàn gắn với du lịch, nhiều hộ ND “phố núi” này đã có cuộc sống dư dật.

“Trồng su su đủ sống”

Không biết có ai bảo ai không mà cả chục chủ vườn su su ở thị trấn Tam Đảo khi được hỏi về thu nhập đều trả lời như vậy. “Khoảng 15 năm trở lại đây, trồng su su thực sự là hướng thoát nghèo hiệu quả cho ND. Đa phần những gia đình trồng su su ở thị trấn này đều có của ăn, của để...”- ông Nguyễn Duy Hoạt- Chủ tịch UBND thị trấn Tam Đảo chia sẻ.

Toàn huyện Tam Đảo hiện có trên 300ha trồng su su, riêng diện tích su su của thị trấn Tam Đảo chiếm trên 200ha với khoảng 255 hộ gắn bó với cây trồng này. Ông Hà Văn Bản- cán bộ Hội ND thị trấn bảo, su su ở Tam Đảo chủ yếu trồng lấy ngọn cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn.

Ngọn su su có giá từ 9.000 - 12.000 đồng/kg, trái mùa có thể lên tới 30.000 đồng/kg. Su su được chính quyền và Hội ND xác định là nông sản đem lại thu nhập cao cho ND với doanh thu bình quân 120 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi không dưới 100 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần các cây trồng khác. Hiện thị trấn Tam Đảo có 7 đại lý lớn chuyên thu gom rau su su...

Ông Lê Việt Hồng có thâm niên trồng su su gần 30 năm ở Tam Đảo cho biết: “Su su trồng ở Tam Đảo chất lượng ngon hơn nơi khác. Cây có tuổi thọ gấp đôi trồng trên các vùng đất khác. Trồng su su chỉ cần bón phân chuồng hoai mục, phân xanh, phân vi sinh, NPK và tưới nước, không phải phun thuốc trừ sâu nên vừa bảo vệ môi trường, cải tạo đất lại đảm bảo rau sạch tuyệt đối”. Thường 3 - 4 ngày bà con có thể cắt ngọn su su bán một lần. Giá bán ngọn và quả su su ổn định. Nên ND có thể yên tâm trồng...

Xây dựng thương hiệu su su an toàn

Giờ đây lên Tam Đảo là gặp những ông chủ vườn su su quần áo lịch sự, tay bấm điện thoại di động để giao dịch với bạn hàng; lái ô tô chở hàng đi bán.

"Ở thị trấn này, nhà ít trồng vài sào, nhà nhiều vài mẫu, thậm chí vài ha su su. Nếu có mối tiêu thụ sản phẩm ổn định, việc làm giàu từ su su không phải chuyện xa vời”.

Anh Nguyễn Xuân Hiền

Ở khu 2 của thị trấn, gia đình anh Nguyễn Xuân Hiền có 2ha chuyên trồng su su. Ông chủ vườn này phải thuê 3 - 4 lao động thường xuyên với tiền công 100.000 đồng/ngày. Tính bình quân mỗi năm, diện tích su su của anh cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng.

Anh Hiền bảo: “Ở thị trấn này, nhà ít trồng vài sào, nhà nhiều vài mẫu, thậm chí vài ha su su. Nếu có mối tiêu thụ sản phẩm ổn định, việc làm giàu từ su su không phải chuyện xa vời”.

Đúng như lời anh Hiền, ở Tam Đảo người người trồng su su, nhà nhà trồng su su. Trong lúc ở nơi này nơi kia đang có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, thì người dân thị trấn Tam Đảo đã khẳng định thương hiệu su su sạch của mình. Thương hiệu rau su su an toàn được đưa ra với khẩu hiệu “Su su Tam Đảo đảm bảo... sạch”.

Hội ND huyện phối hợp cùng Chi cục Bảo vệ thực vật, Hội ND thị trấn Tam Đảo đứng ra xây dựng chương trình sản xuất su su an toàn, lấy tên là “Su su an toàn Tam Đảo” và đã được công nhận. Tính đến giữa tháng 3.2014, tổng diện tích trồng su su “đảm bảo an toàn” của thị trấn lên đến cả trăm ha. Mỗi năm su su đem về cho người dân ở đây cả chục tỷ đồng...

Cuối tháng 3 đầu tháng 4, sắp bước vào mùa du lịch ở Tam Đảo. Người trồng su su ở thị trấn Tam Đảo hy vọng một vụ rau bội thu bởi: “Chỉ sợ không có su su bán chứ không lo ế”- ông Bản chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Biến Rác Thành Phân Hữu Cơ Nhờ Chế Phẩm Vi Sinh Biến Rác Thành Phân Hữu Cơ Nhờ Chế Phẩm Vi Sinh

Một loại chế phẩm vi sinh mới dùng để xử lý phế thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ đã được Viện Công nghệ môi trường (Viện KH - CN Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công

11/03/2011
Giữa Mùa Tôm U Ám Giữa Mùa Tôm U Ám

ĐBSCL đang u ám với mùa tôm năm 2012 bị dịch bệnh hoành hành gây thiệt hại lớn, PV Tiền Phong đi một vòng qua những nơi nuôi tôm nổi tiếng.

29/05/2012
Trăn Trở Từ Nghề Chăn Nuôi Heo Ở Đồng Tháp Trăn Trở Từ Nghề Chăn Nuôi Heo Ở Đồng Tháp

Nghề chăn nuôi heo đang đối mặt với nhiều rủi ro. Trong lúc khó khăn kéo dài, giá heo hơi tiếp tục lao dốc, người chăn nuôi đành chọn giải pháp giảm số lượng heo nhằm đảm bảo nguồn vốn...

24/10/2012
Ông Vua Nuôi Cá Ở Hương Thuỷ Ông Vua Nuôi Cá Ở Hương Thuỷ

Với 0,6 ha mặt nước nuôi cá giống và cá thịt, mỗi năm xuất bán hơn 24 tấn cá thương phẩm và hơn 2 triệu con cá giống, ông Hồ Bá Quang, ở tổ 18, phường Phú Bài, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành triệu phú, với thu nhập hàng năm 700 triệu đồng

18/03/2011
Hiệu Quả Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Hiệu Quả Từ Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Trong những năm gần đây, tình trạng nông dân và doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản xảy ra phổ biến, trong đó người nông dân luôn chịu nhiều thiệt thòi. Bên cạnh đó, hầu hết nông dân phải bán đổ bán tháo lúa mới vừa gặt, thậm chí bán cả lúa non để trang trải nợ nần. Mô hình cánh đồng mẫu lớn là lời giải cho bài toán rối rắm này.

29/05/2012