Hội Nông Dân Tam Đảo Xây Dựng Thương Hiệu Su Su Sạch
Su su là rau đặc sản của thị trấn du lịch Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Với việc Hội nông dân (ND) xây dựng thương hiệu su su an toàn gắn với du lịch, nhiều hộ ND “phố núi” này đã có cuộc sống dư dật.
“Trồng su su đủ sống”
Không biết có ai bảo ai không mà cả chục chủ vườn su su ở thị trấn Tam Đảo khi được hỏi về thu nhập đều trả lời như vậy. “Khoảng 15 năm trở lại đây, trồng su su thực sự là hướng thoát nghèo hiệu quả cho ND. Đa phần những gia đình trồng su su ở thị trấn này đều có của ăn, của để...”- ông Nguyễn Duy Hoạt- Chủ tịch UBND thị trấn Tam Đảo chia sẻ.
Toàn huyện Tam Đảo hiện có trên 300ha trồng su su, riêng diện tích su su của thị trấn Tam Đảo chiếm trên 200ha với khoảng 255 hộ gắn bó với cây trồng này. Ông Hà Văn Bản- cán bộ Hội ND thị trấn bảo, su su ở Tam Đảo chủ yếu trồng lấy ngọn cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn.
Ngọn su su có giá từ 9.000 - 12.000 đồng/kg, trái mùa có thể lên tới 30.000 đồng/kg. Su su được chính quyền và Hội ND xác định là nông sản đem lại thu nhập cao cho ND với doanh thu bình quân 120 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lãi không dưới 100 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần các cây trồng khác. Hiện thị trấn Tam Đảo có 7 đại lý lớn chuyên thu gom rau su su...
Ông Lê Việt Hồng có thâm niên trồng su su gần 30 năm ở Tam Đảo cho biết: “Su su trồng ở Tam Đảo chất lượng ngon hơn nơi khác. Cây có tuổi thọ gấp đôi trồng trên các vùng đất khác. Trồng su su chỉ cần bón phân chuồng hoai mục, phân xanh, phân vi sinh, NPK và tưới nước, không phải phun thuốc trừ sâu nên vừa bảo vệ môi trường, cải tạo đất lại đảm bảo rau sạch tuyệt đối”. Thường 3 - 4 ngày bà con có thể cắt ngọn su su bán một lần. Giá bán ngọn và quả su su ổn định. Nên ND có thể yên tâm trồng...
Xây dựng thương hiệu su su an toàn
Giờ đây lên Tam Đảo là gặp những ông chủ vườn su su quần áo lịch sự, tay bấm điện thoại di động để giao dịch với bạn hàng; lái ô tô chở hàng đi bán.
"Ở thị trấn này, nhà ít trồng vài sào, nhà nhiều vài mẫu, thậm chí vài ha su su. Nếu có mối tiêu thụ sản phẩm ổn định, việc làm giàu từ su su không phải chuyện xa vời”.
Anh Nguyễn Xuân Hiền
Ở khu 2 của thị trấn, gia đình anh Nguyễn Xuân Hiền có 2ha chuyên trồng su su. Ông chủ vườn này phải thuê 3 - 4 lao động thường xuyên với tiền công 100.000 đồng/ngày. Tính bình quân mỗi năm, diện tích su su của anh cho thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Anh Hiền bảo: “Ở thị trấn này, nhà ít trồng vài sào, nhà nhiều vài mẫu, thậm chí vài ha su su. Nếu có mối tiêu thụ sản phẩm ổn định, việc làm giàu từ su su không phải chuyện xa vời”.
Đúng như lời anh Hiền, ở Tam Đảo người người trồng su su, nhà nhà trồng su su. Trong lúc ở nơi này nơi kia đang có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm, thì người dân thị trấn Tam Đảo đã khẳng định thương hiệu su su sạch của mình. Thương hiệu rau su su an toàn được đưa ra với khẩu hiệu “Su su Tam Đảo đảm bảo... sạch”.
Hội ND huyện phối hợp cùng Chi cục Bảo vệ thực vật, Hội ND thị trấn Tam Đảo đứng ra xây dựng chương trình sản xuất su su an toàn, lấy tên là “Su su an toàn Tam Đảo” và đã được công nhận. Tính đến giữa tháng 3.2014, tổng diện tích trồng su su “đảm bảo an toàn” của thị trấn lên đến cả trăm ha. Mỗi năm su su đem về cho người dân ở đây cả chục tỷ đồng...
Cuối tháng 3 đầu tháng 4, sắp bước vào mùa du lịch ở Tam Đảo. Người trồng su su ở thị trấn Tam Đảo hy vọng một vụ rau bội thu bởi: “Chỉ sợ không có su su bán chứ không lo ế”- ông Bản chia sẻ.
Related news
Những ngày này, người dân thôn Ngọc Kinh Đông (Đại Hồng, Đại Lộc) đứng ngồi không yên bởi hàng chục héc ta hoa màu ven sông có nguy cơ héo rũ. Nắng hè rát bỏng, nguồn nước khô kiệt đã khiến những cánh đồng bắp, đậu xanh, ớt, dưa… ven sông héo rũ, còi cọc vì thiếu nước. Thăm đồng khi đã xế chiều, ông Trần Ngọc Bích ngao ngán: “Hai sào ruộng đã bỏ hoang, nay tới cả 2 sào màu của gia đình cũng bị chết héo.
Khí hậu huyện Ia Grai được chia ra làm 2 vùng khá rõ rệt. Các xã phía Đông có độ cao trên 600 mét so với mực nước biển, phù hợp với cây cà phê. Vùng phía Tây thấp hơn, nhiệt độ nóng hơn, phù hợp với cây cao su và điều. Đến nay, sự phát triển mạnh mẽ của các loại cây công nghiệp đã góp phần rất lớn trong sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện biên giới này.
Vì vậy, năng suất lao động không cao, chất lượng chè thấp, lượng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường còn hạn chế. Chè của HTX sản xuất ra chủ yếu là chè khô, đóng bao bì không có nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, nên chỉ bán được ở địa bàn trong huyện hoặc các mối lái quen biết.
Mặc dù thời gian qua, một số hộ dân sinh sống trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) làm nghề nuôi cá bớp lồng bè gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng xét thấy nghề nuôi cá lồng bè vẫn mang lại hiệu quả nên cư dân trên đảo tiếp tục đóng bè nuôi cá.
Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.