Cá chết hàng loạt khi vào mùa thu hoạch, dân nghèo khóc ngất
“Ăn nằm ngoài sông suốt 7 tháng trời, vớt bèo, cho cá ăn, thay lưới. Bao nhiêu tâm sức, vốn liếng dồn vào đó, nay bỗng trắng tay rồi các chú ơi…”, ông Võ Viết Lượng, thôn Vĩnh Phú bật khóc.
Ông Lượng cùng con cái bỏ ra hơn 300 triệu đồng để nuôi 4 lồng cá. Nếu như tính toán ban đầu cá không bị sự cố, cha con ông Lượng thu về hàng trăm triệu đồng. Nay cả nhà đang chạy vạy khắp nơi để bán rẻ cá cho dân buôn.
Cùng cảnh ngộ như ông Lượng, anh Trương Quang Dần thiệt hại gần như trắng tay. “Nhà nghèo, thấy vợ con vất vả tôi bàn bạc với gia đình đầu tư nuôi cá, ai ngờ ra nông nỗi này. Hiện gia đình đang nợ ngân hàng, người thân gần 100 triệu đồng”, anh Dần buồn bã nói.
Cá chết khi vào mùa thu hoạch, người dân nghèo Hộ Độ trắng tay.
Theo thống kê, đến thời điểm này có 30 hộ nuôi cá chết trắng hoàn toàn, còn 32 hộ khác cá đang chết dần, khả năng vớt vát là không cao.
Để nuôi một lồng bè cá chẽm, mỗi hộ dân phải bỏ ra hơn 100 triệu đồng chưa tính công, nhiều hộ đầu tư 4 lồng bè. “Bình thường cá chẽm bán ra thị trường với giá 70.000 đến 100.000 đồng/kg. Nay bán ra 25.000 đồng/kg mà không có khách”, một hộ nuôi cho biết.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chẽm chết hàng loạt được người dân cho biết, do đợt mưa lớn vừa rồi, đơn vị quản lý cống Đò Điệm (cách khoảng vài km) xả nước không thông báo cho người dân.
“Nước lũ xả quá lớn làm độ mặn vị giảm xuống gây sốc cho cá. Ngoài ra khi xả lũ, nước bẩn, cây cối, bèo trôi vào quấn chặt lồng bè ảnh hưởng đến môi trường sống của cá”, ông Dần nói.
Ông Phan Đình Hinh, chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết, giải pháp tình thế vận động người dân kêu gọi dân buôn bán cá khẩn trương.
“UBND xã Hộ Độ đã kiến nghị lên huyện, tỉnh nhờ được giúp đỡ và giải quyết vấn đề xả nước cống Đò Điệm không thông báo cho người dân”, ông Hinh nói.
Có thể bạn quan tâm
Thực tế cho thấy, quá trình xây dựng chất lượng và thương hiệu đã giúp cho gạo Việt tự tin trước yêu cầu đặt hàng gạo theo tiêu chuẩn cao cấp của các siêu trị trong nước và xuất khẩu. Gạo Việt đã xuất khẩu theo đơn đặt hàng bán vào siêu thị các nước EU, Mỹ, Mexico, Úc… tất nhiên với giá bán lẻ tăng cao gấp nhiều lần. Đó là giá trị của gạo có thương hiệu”, bà Lan nói.
Trào lưu trồng kiểng trái, kiểng lá đang lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy để tạo nên sự mới lạ cho các mặt hàng chưng tết, anh Đỗ Tiến Bình ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã tạo ra loại kiểng làm bằng bông trang được trồng trong chậu, anh cho biết: “Vài năm nay tôi tạo ra kiểng làm bằng bông trang để bán cho các “đại gia” chơi kiểng và chưng tết.
NCB mong muốn thông qua gói vay ưu đãi 980 tỷ trong dự án “Cánh đồng lớn theo chuỗi liên kết giá trị lúa gạo” góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn thiết thực, hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ưu đãi lãi suất từ Chính phủ, đặc biệt tại khu vực Tây Nam Bộ.
Do thời tiết bất thuận, ban đêm trời lạnh, có sương muối, ban ngày trời nắng, nhiệt độ cao kéo dài cả tháng nên đào đã bắt đầu đâm nụ, trổ hoa trong khi quất lại bị thối rễ làm quả vàng và rụng, cây héo, chết hàng loạt.
Mỗi năm ngủ nghỉ từ 3-4 tháng. Nặng nhất là hái thì bây giờ máy móc hết rồi. Một ha hái trong vòng một ngày là xong. Đầu tư không nhiều mà thời gian thu hoạch lại lâu, giá cả ổn định. Mỗi năm túc tắc cũng kiếm vài ba chục triệu mỗi ha. Ai dại gì mà bán”, người trồng chè ở Văn Chấn nói thế. Chắc chắn họ đã tìm ra “đáp án” của bài toán cây chè.