Hội nghị giao ban tháng 8 về Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà Mau hội nghị giao ban tháng 8 về “Quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản” để phân tích, làm rõ nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong tôm nuôi công nghiệp; từ đó, có những đề xuất giải pháp phù hợp tháo gỡ kịp thời.
Theo đánh giá của ngành chức năng: Dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp từ đầu năm đến nay gần 520 ha giảm so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời và Phú Tân là những địa phương có diện tích nuôi tôm bị dịch bệnh và thiệt hại cao nhất, chủ yếu là bệnh gan tụy và đốm trắng.
Chuyên gia nông nghiệp cho rằng: Cái chính là do bà con nông dân chưa tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ; mặt khác do thời tiết, môi trường diễn biến bất lợi; chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tôm nuôi bị bệnh và thiệt hại ở giai đoạn thả nuôi từ 25 – 60 ngày tuổi.
Từ những nguyên nhân nêu ra, Sở NN&PTNT tỉnh đề nghị tới đây, Phòng NN&PTNT các huyện và Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhỡ người nuôi tôm phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch thời vụ; đồng thời, mua giống ở những cơ sở sản xuất giống uy tín để thả nuôi.
Related news

Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.

Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.

Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.

Tuy vậy, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh ta còn thiếu tính bền vững, tình trạng xả nước thải trực tiếp từ các ao hồ ra môi trường diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi chưa được quan tâm đúng mức, nên dịch bệnh đã phát sinh ở nhiều địa phương. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng chất lượng không cao, nên giá trị xuất khẩu còn thấp…

Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…