Kế Hoạch Thúc Đẩy Lĩnh Vực Nông - Lâm - Ngư Nghiệp Của Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua kế hoạch hành động 5 năm và chính sách cơ bản nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thông qua mô hình canh tác quy mô lớn. Phát biểu tại cuộc họp với các bộ trưởng trong Nội các ở thủ đô Tôkyô ngày 25/10, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Chính phủ cần phải dồn toàn bộ sức lực vào việc xây dựng các quan hệ đối tác kinh tế cấp cao phù hợp với việc vực dậy các lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp”.
Theo kế hoạch trên, trong vòng 5 năm tới, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu tăng diện tích đất canh tác trên một hộ nông dân ở khu vực đồng bằng lên từ 20-30 ha, gấp 10 lần so với diện tích canh tác hiện tại. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ sẽ hỗ trợ tài chính cho các hộ nông dân sẵn sàng bán hoặc cho đất nông nghiệp để thúc đẩy quá trình tích tụ đất nông nghiệp. Chính phủ hy vọng việc phát triển mô hình canh tác quy mô lớn sẽ giúp các hộ nông dân cắt giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh. Hiện nay, diện tích đất canh tác bình quân trên một hộ nông dân ở Nhật Bản khoảng 2 ha, chỉ bằng 1/90 so với diện tích đất canh tác bình quân ở Mỹ và bằng 1/1.500 so với diện tích đất canh tác bình quân ở Ôxtrâylia.
Cùng với biện pháp hỗ trợ tài chính, Chính phủ Nhật Bản cũng có kế hoạch xây dựng chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích thanh niên tham gia lĩnh vực nông nghiệp. Các biện pháp khác nhằm vực dậy ngành nông nghiệp bao gồm thành lập quỹ tài chính công-tư nhằm khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp thành lập doanh nghiệp chế biến và bán lẻ.
Hiện nay, rất nhiều nông dân Nhật Bản phản đối việc nước này tham gia hiệp định thương mại tự do Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do lo ngại về khả năng các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ sẽ tràn vào thị trường trong nước bởi vì, về cơ bản, TPP yêu cầu các nền kinh tế thành viên phải loại bỏ hàng rào thuế quan. Với kế hoạch trên, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định về việc liệu nước này có nên tham gia vào các cuộc thương lượng về TPP trước thời điểm diễn ra Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng 11/2011
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), năm nay toàn huyện có 160 ha bưởi Diễn cho thu hoạch, tập trung ở các xã Thanh Hải, Giáp Sơn, Hồng Giang, Tân Quang, Tân Mộc.

Nhờ đầu tư chăm bón vườn cây đúng kỹ thuật, nên cam phát triển khá tốt. Sau 3 năm chăm sóc, vườn cam của gia đình ông đã cho thu hoạch bình quân hơn 30 tấn quả/ha. Với giá 25.000 - 30.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập trên 200 triệu đồng.

Từ xa xưa, ở Hải Phòng đã lưu truyền hai giống cam quý hiếm nổi tiếng khắp cả nước là cam đường, cam đồng tiền ở làng Đồng Dụ, xã Đặng Cương, huyện An Dương. Song, do nhiều nguyên nhân giống cam đường (cam tiến vua) đã biến mất, còn giống cam đồng tiền số gốc hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay và có nguy cơ tuyệt chủng.

Với nhận thức ngày càng cao cùng với yêu cầu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng rau VietGAP.

Năm 2013, Đơn Dương - một huyện vùng ven xứ hoa Đà Lạt đặt chỉ tiêu diện tích trồng rau, hoa ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao là 5.445ha; trong thực tế, tính đến cuối tháng 12.2013, diện tích này là 5.987ha (chỉ đứng sau Đà Lạt).