Cà Mau: Tôm Chết Hàng Loạt, Người Nuôi Tôm Lao Đao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, từ đầu năm đến nay, tình trạng tôm chết hàng loạt xảy ra ở Cà Mau khiến người nuôi tôm lao đao, nợ nần chồng chất. Toàn tỉnh có hơn 140 ha tôm nuôi bị bệnh, chủ yếu là tôm sú ở giai đoạn thả nuôi từ 20 - 30 ngày tuổi.
Tình trạng tôm chết xảy ra nhiều nhất trên diện tích nuôi công nghiệp ở các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời… với thiệt hại ước tính khoảng 20 tỷ đồng. Xã Lương Thế Trân thuộc huyện Cái Nước là địa phương bị thiệt hại nặng nhất với hơn 30 ha nuôi tôm công nghiệp của 50 hộ dân bị thiệt hại hàng tỷ đồng.
Trước tình trang tôm chết kéo dài, Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản Minh Hải, Chi cục Nuôi trồng thủy sản và Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với huyện Cái Nước tìm hiểu thực tế tại xã Lương Thế Trân và xác định tôm chết do nhóm vi khuẩn vi bào tử (còn gọi là bệnh gan tuỵ) gây nên, cộng với thời tiết biến đổi bất thường làm cho tôm bị sốc và bị chết đột ngột. Bên cạnh đó, nguồn con giống thả nuôi không rõ nguồn gốc, kém chất lượng và hộ nuôi tôm không quan tâm vệ sinh cải tạo đầm nuôi cũng làm phát sinh bệnh ở tôm, dẫn đến tình trạng tôm chết trên diện rộng khó có thể kiểm soát và ngăn chặn.
Hiện các ngành chuyên môn của tỉnh khuyến cáo các hộ nuôi tôm các biện pháp phòng bệnh ở tôm và tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong việc cải tạo xử lý ao đầm, chọn con giống đảm bảo chất lượng nhằm hạn chế thấp nhất về thiệt hại; đồng thời đề xuất với UBND tỉnh Cà Mau chính sách hỗ trợ (vốn, giống, thức ăn cho tôm…) để kịp thời giúp người nuôi tôm khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Do tình hình thời tiết năm nay nắng hạn kéo dài, nguồn nước bị nhiễm mặn đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo sạ lúa Hè Thu, đến nay toàn tỉnh Kiên Giang đã gieo sạ được 298.857 ha, đạt 99,23% kế hoạch, đã thu hoạch được 87.845 ha, đạt 29,39% diện tích gieo sạ, năng suất bình quân ước đạt 58,8 tạ/ha.

Những năm qua tỉnh An Giang luôn chú trọng xây dựng và hình thành nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị lúa gạo, thực hiện mô hình “cánh đồng lớn”. Trong suốt quá trình thực hiện, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp kinh doanh lương thực tham gia xây dựng vùng nguyên liệu; kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào tham gia mô hình; vận động nông dân hợp tác sản xuất theo các HTX hoặc THT để liên kết với doanh nghiệp.

Những năm qua, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.
Theo thống kê, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có gần 23.700ha chuyên canh xoài, với sản lượng gần 299.300 tấn/năm. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên phần lớn sản lượng chỉ phục vụ ở thị trường nội địa, do đó giá trị kinh tế mang lại vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của cây trồng này.

Ruộng dưa hấu sử dụng phân bón Phú Mỹ có tỷ lệ cây sinh trưởng, chiều dài thân, số lá, chiều cao quả dưa, đường kính quả dưa, trọng lượng trái bình quân, đường kính ruột quả cao hơn hẳn so với ruộng dưa đối chứng.