Học nhiều, hành không nổi

Số là, mặc dù chính quyền địa phương đã quy hoạch diện tích trồng chuối tiêu hồng khoảng 75ha, song người dân hăng hái trồng tới trên 100ha, “mơ” tới lợi nhuận cao.
Hậu quả là...
Những năm trước, thương lái Trung Quốc đến Vĩnh Phúc mua chuối tiêu hồng khá sớm với giá khoảng 9.000- 10.000/kg để xuất sang Trung Quốc.
Năm nay, thương lái Trung Quốc chẳng thấy đâu, càng chờ càng mất hút, để lại nỗi buồn lớn cho cả người lẫn chuối.
Thi thoảng có dăm ba người Trung Quốc mua 1- 2 buồng chuối với giá 2.000- 2.500 đồng/kg, rẻ hơn...
bèo! Đã có những đội giải cứu vào cuộc mua chuối tiêu hồng Vĩnh Phúc với giá trên dưới 3.000 đồng/kg, nhưng lực bất tòng tâm, chỉ giải cứu được khoảng 1.000 buồng chuối và chỉ biết động viên người dân chịu khó mang chuối về thành phố bán.
Chuyện chuối tiêu hồng Vĩnh Phúc không gây chấn động dư luận như khoai tây, cà chua Đà Lạt, hành tím Sóc Trăng, dưa hấu miền Trung, thanh long Bình Thuận...
Phải chăng một phần vì “lòng trắc ẩn” của người tiêu dùng đã giảm bớt sau nhiều lần ra tay cứu giúp? Lại thêm một bài học đắt giá về kinh tế thị trường và vai trò của doanh nghiệp đầu tư- kinh doanh bài bản, chủ động về đầu vào- đầu ra, không để nông dân tự “bơi”, tự trồng và hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ “sáng mưa, chiều nắng” của thương lái Trung Quốc.
Bất giác liên tưởng tới chuyện phá mía trồng gừng ở Cà Mau.
Vài năm trở lại đây, do giá mía xuống thấp, giá gừng lên cao, người dân hăm hở đốn mía để chuyển đổi sang trồng gừng hoặc làm mô hình lúa- tôm.
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho thấy, hiện nay, diện tích trồng mía của cả tỉnh chỉ còn 700ha, giảm gần 1.000ha so với năm 2011.
Đã có 175ha mía được người dân chuyển sang trồng gừng; 814ha mía chuyển sang lúa- tôm.
Những cánh đồng gừng mang lại lợi nhuận khoảng 430 triệu đồng/ha, lúa- tôm trên 65 triệu đồng/ha, trong khi trồng mía chỉ được 18 triệu đồng/ha.
Thế nhưng, chưa hẳn trời đã chiều lòng người.
Năm 2014, thương lái mua gừng với giá 20.000 đồng/kg, nay giảm xuống chỉ còn 10.000- 12.000 đồng/kg, nông dân chỉ còn lãi chút đỉnh.
Không khéo gừng Cà Mau sẽ lại lâm vào cảnh thất bát.
Kỳ lạ là, bài học ngày càng nhiều, học phí trả ngày càng lớn; nhưng sao “học” nhiều mà vẫn không “hành” nổi?
Related news

Báo Hải quan dẫn thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh cho biết, hiện tại việc xuất nhập khẩu hàng hóa với phía Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Thủ tục tờ khai chỉ mất từ 3 - 5 phút. Tuy nhiên, dưa hấu không thể vận chuyển sang bằng xe tải với số lượng lớn mà phải chuyển từng quả từ xe này sang xe kia nên mới diễn ra tình trạng ùn ứ hiện nay.

Mô hình do Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn, thực hiện từ tháng 2-12/2014. Nông dân tham gia trồng dưa hấu được hỗ trợ 50% chi phí mua giống và kỹ thuật trồng theo hướng giảm lượng phân, thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. 3 giống dưa được trồng thí điểm là Mặt Trời Đỏ, Xuân Lan và Thành Long 522.

Mặc dù giá mủ cao su trong 6 tháng cuối năm 2014 giảm sâu và hiện nay ở mức trên dưới 30 triệu đồng/tấn, nhưng trong năm 2014 Cty CP Cao su Đồng Phú (Bình Phước) có giá bán bình quân 38 triệu/tấn, trong khi giá thành là 33 triệu đồng, lãi 5 triệu đồng/tấn. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 230 tỷ đồng. Nộp ngân sách 69 tỷ đồng.

Bởi dịp này, lượng người mua đã tăng đột biến, nhiều đơn đặt hàng với số lượng lớn tới tấp bay về: “Lựa chọn thời điểm phù hợp để triển khai sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu của nghề trồng nấm. Thị trường có lúc lên, lúc xuống nên mình phải chủ động để nguồn hàng không bị ứ đọng.

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, những năm gần đây, cứ chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch là Bộ Tài chính lại công bố giá thành SX lúa của các địa phương khu vực ĐBSCL. Cụ thể, giá thành SX lúa bình quân ở khu vực trong vụ đông xuân 2014-2015 là 3.417 đồng/kg.