Hoa Quả Xuất Khẩu Việt Nam Chủ Yếu Sang Trung Quốc

Chiếm tới 28,6% thị phần, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hoa quả 9 tháng của Việt Nam đã vượt mốc 1,1 tỷ USD năm 2013, đạt 1,16 tỷ USD, tăng 45,2% so với cùng kỳ.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn nhất của Việt Nam với 321,4 triệu USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Tiếp đến là thị trường Nhật Bản đạt 56,2 triệu USD, tăng 20,8%. Tuy xếp thứ 3 với 43,68 triệu USD nhưng Hàn Quốc có mức tăng trưởng lớn nhất tới 97%. Ngoài ra, một số thị trường khác như Mỹ, Nga, Thái Lan có sự tăng trưởng khá.
Các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của Việt Nam chủ yếu là xoài, vải, chuối, thanh long, chôm chôm… Thời gian tới, Việt Nam sẽ bổ sung một số hoa quả vào danh mục xuất khẩu như vú sữa, xoài, thanh long ruột đỏ, chôm chôm, vải sang các thị trường khó tính Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, Australia.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, với các chính sách thương mại biên giới địa phương từ quốc gia này, cũng như các rào cản kỹ thuật, yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ… đang khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trong nước gặp không ít khó khăn.
Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất rau quả Việt Nam đa phần quy mô nhỏ, chưa liên kết được vùng sản xuất, chất lượng sản phẩm không đồng đều, khó thâm nhập thị trường mới.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã (HTX) Tôm Nhị Mỹ (Đồng Tháp) có 52 thành viên, bước đầu HTX huy động vốn điều lệ được trên 100 triệu đồng, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống và dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y.

Tình trạng nắng nóng kéo dài liên tục trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng thủy sản, khiến một số diện tích nuôi tôm vụ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thất thu. Chỉ tính riêng trong tháng 6, toàn tỉnh có gần 80ha tôm nuôi bị thiệt hại hoàn toàn.

“Trong tương lai, Lào Cai sẽ hình thành vùng chuyên canh sản xuất cá đặc sản khi nhu cầu tăng mạnh từ lĩnh vực du lịch phát triển” - đó là nhận định của ông Trần Minh Sáng, Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh.

Khi các cánh đồng lúa ở Đông Hải (Tiên Yên - Quảng Ninh) chín vàng, nông dân hồ hởi ra đồng gặt lúa, thì nhiều người nuôi tôm ở xã lại canh cánh nỗi lo mùa tôm “chín”. Với nhiệt độ thời tiết lên đến 40 độ C đã biến nhiều ao đầm nuôi tôm nơi đây thành những chảo nước nóng khổng lồ, luộc chín những con tôm. Đa phần các hộ vội vàng bán tôm non vì sợ dịch...

Sau khi được Nhà nước hỗ trợ khu tái định cư ở ấp Phước Thiện, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh chỉ vọn vẹn gần 01ha đất (gồm 0,5ha diện tích mặt nước để nuôi thủy sản, còn lại là đất nền nhà và đất trồng cây rừng), cuộc sống của vợ chồng ông Ngô Oanh Rương gặp rất nhiều khó khăn.