Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả

Xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự) trồng hoa màu mùa lũ nhiều nhất huyện với diện tích khoảng 400ha, gồm các loại hoa màu như: cải bắp, dưa leo, ớt, hành lá...
Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.
Vụ này ông Phan Văn Tâm ở ấp Long Hậu, canh tác 6 công đất với 2 loại màu chủ lực gồm hành lá và bắp lai đến nay đã thu hoạch xong nhưng lợi nhuận thấp.
Ông Tâm cho biết: “Hành lá thu hoạch được khoảng 2 tấn/công, nhưng chi phí hơi cao, nên sau khi bán chỉ đủ tiền phân và các chi phí khác. Bắp cũng không khá, bán được 7 triệu đồng/công nhưng thương lái xin bớt 2 - 3 triệu đồng vì họ đi bán không có lời”.
Tại vùng sản xuất rau an toàn xã Long Thuận, giá cả các mặt hàng chủ lực của địa phương vẫn không mấy khả quan. Theo ông Trần Thanh Phú - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) rau an toàn xã Long Thuận, vụ màu mùa lũ năm nay, diện tích sản xuất 140ha của HTX quản lý đã thu hoạch cơ bản. Trong đó, các loại hoa màu chủ yếu là hành lá và củ cải trắng xuất bán trên thị trường giá không cao.
Khó khăn hiện nay của HTX là chưa tìm được thị trường liên kết sản phẩm do chi phí vận chuyển cũng như đối tác đặt hàng số lượng còn hạn chế, nên sản phẩm làm ra chủ yếu là tự tiêu thụ.
Chính từ cách làm tự sản tự tiêu nên việc cung ứng sản phẩm ra thị trường của nông dân vùng rau an toàn còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hoa màu mùa lũ tương đối hút hàng so với những vụ sản xuất còn lại nhưng giá cả vẫn do thương lái quyết định.
Ông Kha Văn Liến - Phó Chủ tịch UBND xã Long Thuận cho biết: “Hơn nửa tháng qua, giá mặt hàng rau củ không cao do thị trường Campuchia ít tiêu thụ, ảnh hưởng phần nào đến đầu ra của bà con. Hiện nay, bà con đã thu hoạch 70% diện tích mà giá quá thấp, từ đó lợi nhuận của bà con không nhiều, thậm chí là lỗ”.
Vụ màu mùa lũ năm nay, toàn huyện Hồng Ngự xuống giống được gần 1.500ha ở các xã cù lao: Long Khánh A, Long Khánh B, Long Thuận, Phú Thuận A và Phú Thuận B. Đến nay, nông dân đã thu hoạch được gần 1.200ha, đạt 80% diện tích xuống giống.
Nếu mọi năm, vụ màu mùa lũ phần lớn có giá, giúp bà con thu lợi nhuận khá thì năm nay giá cả hoa màu mùa lũ cũng bấp bênh như thời điểm chính vụ. Ngoài ra do lũ về thất thường, một số diện tích trồng màu ở khu vực bãi bồi bị nước lũ nhấn chìm gây thiệt hại cho một số hộ sản xuất.
Related news

“Hơn 50% số dân lúc nào cũng có khoảng 200 - 300 triệu đồng trong nhà, nhiều người đã trở thành triệu phú, tỷ phú... nhờ vào tôm hùm” - lời kể của anh bạn mới quen về quê hương Cam Bình khiến tôi bỏ lửng chuyến công tác, rẽ ngang vào xã đảo giàu có ở đất Cam Ranh (Khánh Hòa)...

Gần đây, phong trào nuôi bò vỗ béo phát triển mạnh ở xã Bắc Phong (Thuận Bắc). Nhiều hộ nuôi giàu lên nhờ có kinh nghiệm trong chọn giống, chế độ chăm sóc hợp lý.

Với giá thành rẻ, tác dụng chống oxy hóa cao, nên ethoxyquin được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Do đó, cấm hẳn việc sử dụng ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản là khó khả thi

Xã đảo Song Tử Tây nằm ở cực Bắc quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây có nguồn nước lợ và bãi cỏ xanh tốt về mùa mưa nhưng mùa nắng lại phải đối mặt với những khó khăn thường gặp như khô hạn và thiếu nước ngọt.

Những năm gần đây, mô hình nuôi tôm - cua - sò huyết trong cùng diện tích canh tác ở các xã vùng ven biển của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu… Huyện An Biên có 4 xã ven biển, gồm: Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên. Trong đó xã Nam Thái A có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất của huyện, diện tích thả nuôi thủy sản kết hợp tôm – cua - sò huyết trên cùng một diện tích khoảng 272 ha, tập trung ở các ấp Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nông dân thực hiện mô hình.