Xà Lách Xoong Có Nhiều Khoáng Chất
Loài cây này có thể dùng để giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá và có khả năng kháng ung thư.
Tương truyền khi đi tìm một nơi để xây dựng khu chữa bệnh, Hippocrates (ông tổ của ngành y) đã chọn địa điểm gần một bờ suối, nơi ấy mọc đầy những cọng xà lách xoong xanh tươi để ông có thể dùng chúng chữa trị cho bệnh nhân.
Thực phẩm của người nghèo
Từng bị mang tiếng là... cỏ hoang nhưng cũng có lúc xà lách xoong là cứu tinh của nhân loại. Trong quá khứ, đã từng xảy ra những cơn đại hạn khắp châu Âu làm cho nguồn cung cấp lúa mì trở nên thiếu hụt trầm trọng, lúa mì chỉ dành để cung cấp cho những danh gia vọng tộc, bấy giờ xà lách xoong bỗng được vinh danh “thực phẩm của dân nghèo”.
Xà lách xoong rất giàu beta-carotene, vitamin B1, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như vitamin E, vitamin K. Nó cũng chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như iodine, sắt, calcium, magnesium, kẽm... Đặc biệt, một thành phần vô cùng sáng giá hiện diện trong xà lách xoong chính là quercetin. Đây là một hợp chất flavonoid đóng vai trò quan trọng cho sự kháng viêm, đồng thời cũng là một chất thiên nhiên có chức năng chống dị ứng. Bản thân quercetin cũng là một “chiến sĩ” chống ôxy hóa, giúp cơ thể “bứng” các gốc tự do (free radicals).
Không nên nấu ở nhiệt độ cao
Vào thời đại của mình, Hippocrates đã ứng dụng xà lách xoong để chữa các bệnh cảm, ho, các bệnh về đường phổi, suyễn, táo bón... Y học cổ truyền ở một số nước đã dùng xà lách xoong để hỗ trợ cho bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật. Đặc biệt, xà lách xoong có thể dùng để giúp bệnh nhân cai nghiện rượu, thuốc lá.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Ulster (Anh) đã kết luận rằng trong xà lách xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate (PEITC), chất này có khả năng ngăn chặn lại những quá trình gây tổn hại DNA trong bạch cầu, sự tổn hại DNA trong bạch cầu sẽ làm ngòi nổ cho các tiến trình ung thư. Nhờ đó, xà lách xoong có khả năng kháng ung thư.
Xà lách xoong dễ trồng và dễ hái, có thể tìm thấy loài cây này mọc hoang dọc theo những bờ kênh, bờ suối. Xà lách xoong cũng rất dễ chế biến, có thể dùng làm rau cải, làm gỏi, hoặc nấu canh, nhưng khi nấu canh cần nên dùng “kỹ thuật cá nhân”. Không nên nấu xà lách xoong ở nhiệt độ quá cao, vì khi đó, những hợp chất quý giá hiện diện trong xà lách xoong sẽ bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ cao.
Có thể bạn quan tâm
Từ cầu sông Ba(Gia Lai) nhìn về phía sông, những hòn đá cuội nằm phơi mình giữa dòng nước cạn đục. Đôi bờ, những cây bạch đàn ủ rũ, im lìm giữa tiết đông lất phất mưa bụi. Một lão ngư từng có tháng năm dài gắn mình với dòng sông huyền sử, nén tiếng thở dài: “Ôi nhớ những mùa cá trên sông vào những ngày giáp Tết…”.
Chúng tôi về các xã vùng cát huyện Phong Điền một ngày đầu năm mới 2014. Cái rét của ngày đầu năm, cũng không làm mất đi vẻ đẹp màu xanh của những chồi non và màu vàng rực của mai vàng, cúc pha lê, cúc 4 số và nhiều loại cây trồng khác trên các triền đồi rú cát.
Tân Hiệp nằm vắt mình ngang qua hai vùng trọng điểm SX lúa là Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên của tỉnh Kiên Giang. Trên 36.000 ha đất lúa của huyện được dòng sông Cái Sắn từ thượng nguồn An Giang đổ về bồi đắp phù sa, ngọt hóa quanh năm.
Trên con đường xuyên Việt ở phía nam đèo Cù Mông có cung đoạn mười lăm cây số quanh co uốn lượn bên đầm Cù Mông, TX Sông Cầu (Phú Yên), với những cảnh quan thơ mộng hữu tình.
Các vùng biển nước ta có nhiều san hô như Hải Vân - Sơn Trà (Đà Nẵng), quần đảo Trường Sa, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Hà Tiên, Cù Lao Chàm, vịnh Nha Trang, Ninh Hải, Cà Ná…